TOP 5 lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc tại đất nước Ấn Độ

0
3524
Vật Phẩm Phong Thủy

Ấn Độ là một đất nước của những lễ hội độc đáo, đầy màu sắc mà du khách đam mê khám phá nền văn hoá bản địa không thể bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những lễ hội nào nhé!

1. Lễ hội Ánh sáng Diwali

Diwali (hay Deepwali) trong tiếng Sanskirt có nghĩa là “một dãy đèn được thắp sáng”. Tên gọi này bắt nguồn từ việc vào những ngày lễ, nhà cửa, cửa hàng và cả nơi công cộng đều được thắp sáng bằng đèn dầu. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón một năm mới của đạo Hindu, để người dân cầu an lành, nguyện ước sức mạnh chính nghĩa sẽ lấn át bóng tối và nghèo đói.

Diwali thường được diễn ra vào tháng 10 hay tháng 11 trên khắp Ấn Độ. Theo truyền thống, lễ hội sẽ kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau. Ngày đầu tiên với tên gọi Dhanteras, để ăn mừng sự giàu có và thịnh vượng. Ngày thứ hai là Choti Diwali (Diwali nhỏ) và lễ chính Diwali vào ngày thứ ba. Ngày thứ tư là Padwa nhằm đề cao giá trị tình nghĩa vợ chồng. Riêng ở phía Bắc Ấn Độ, ngày này có tên gọi Govardhan Puja nhằm tạ ơn thần Krishna. Và ngày cuối cùng, Bhai Duj là dành riêng cho tình anh chị em.

2. Lễ hội màu sắc Holi

Theo truyền thống của người Ấn Độ, lễ hội Holi là thời điểm đánh dấu sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, kết thúc mùa Đông và khởi đầu một mùa Xuân mới. Sau nghi lễ thắp đèn truyền thống, những người tham dự sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn, ném bột màu và hòa mình vào những điệu nhảy truyền thống. Đó chính là Holi festival ở Ấn Độ, diễn ra vào mùa thu hàng năm theo tín ngưỡng Hindu.

Lễ hội Holi chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau và mọi người chơi đùa với màu sắc. Ai ai cũng nắm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném và phun màu vào những người khác. Những loại màu sắc này được pha trộn từ các loại thực vật tự nhiên, do đó có thể dễ dàng tẩy sạch như nghệ tây, gỗ đàn hương và hoa hồng. Mọi người cùng nhau đổ ra đường để tham gia vào trò chơi thú vị này. Đến cuối buổi sáng, ai ai trông cũng giống như một bức tranh đầy màu sắc. Và đây chính là lý do mà lễ hội Holi còn có tên gọi là  “Lễ hội Sắc màu “. Bhang, một loại đồ uống chế biến từ các loại thảo mộc địa phương cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội Holi.

3. Lễ hội Ganesha

Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu ở Mumbai – người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi – con của thần Siva và nữ thần Parvati – và là một vị thần thông thái, luôn mang lại may mắn và hạnh phúc cho con người nên được người dân hết mực thờ phụng.

Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ và được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 với nhiều chương trình thú vị như những điệu nhảy truyền thống, biểu diễn ca nhạc và ngâm thơ. Lễ hội thường kéo dài khoảng 10 ngày. Theo đó, những người mộ đạo làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phu để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10, các tín đồ này rước tượng thần trên đường phố và ra sông.

4. Lễ hội Ugadi ở Hyderabad

Đây là lễ hội nhỏ của người dân ở Tarnaka, thuộc thủ phủ bang Andra Pradesh. Lễ hội độc đáo ở Ấn Độ này những người tham gia sẽ hóa trang thành những vị thần đeo vòng hoa, vị cầm vũ khí và nhảy múa với mục đích đánh đuổi cái xấu và đem lại may mắn.

5. Lễ hội gió mùa

Là một trong những lễ hội quan trọng và được mong chờ nhất trong năm đối với phụ nữ theo đạo Hindu. Lễ hội truyền thống này ở Nepal và một số vùng của Ấn Độ, đặc biệt là ở Rajasthan. Lễ hội chào đón sự đoàn tụ giữa nữ thần Parvati và thần Shiva. Parvati là nữ thần của tình yêu và hôn nhân trong Hindu giáo, là vợ của Shiva – một trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Gồm 2 lễ chính là Teej và lễ hội đánh đu.Vào thứ 3 của tuần trăng sang trong tháng lễ hội (tháng 7-8) sẽ tổ chức lễ hội Teej.

Trong lễ hội Teej những phụ nữ có chồng thường mặc áo dài đỏ và ăn chay để cầu khấn thần Shiva phù hộ cho chồng mình sức khỏe và tuổi thọ, trong khi các cô gái chưa chồng cũng cầu cho mình có được một người chồng tốt và cuộc hôn nhân tốt đẹp. Teej tuy là lễ hội dành cho phụ nữ nhưng thực ra là để họ cầu nguyện cho người chồng của mình.

Tiếp đó là lễ hội đánh đu diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh vì người địa phương tin rằng thần thánh cũng có thời gian thư giãn. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8 và thu hút rất nhiều người tham dự.

 

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN