Campuchia là một điểm đến thu hút khách du lịch, nổi tiếng với những ngôi đền chùa cổ kính và những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đến với nơi đây du khách sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị cùng người dân nơi đây trong những hoạt động độc đáo trong những ngày lễ truyền thống của họ.
1. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)
Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam được diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch hàng năm, trùng với thời điểm tổ chức ngày tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người dân Campuchia. Lễ hội té nước có nguồn gốc từ xa xưa, để chúc mừng vụ mùa bội thu và mong ước cho vụ mùa tới gặt hái được nhiều thành công.
Trước lễ hội, người dân thường sẽ dọn dẹp và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho dịp lễ hội. Khi lễ hội đến, mọi người gặp gỡ nhau, chúc mừng và té nước lên nhau như sự chúc phúc trong niềm hy vọng một vụ mùa năng suất cao hơn trong năm sắp tới. Với người dân Campuchia, nước mang đến những điều tốt đẹp và thịnh vượng, họ chẳng những giật nước lên mọi người xung quanh mà họ còn té nước vào cả nhà cửa, động vật và những công cụ sản xuất vì họ tin rằng sẽ có may mắn hơn trong năm mới.
2. Lễ hội Meak Bochea
Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng ở Campuchia. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài, hàng năm cứ đến hẹn lại lên, những tín đồ Phật Giáo trên khắp đất nước lại có dịp tề tựu trong ngày lễ lớn đặc biệt này. Lễ hội Meak Bochea được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm (theo lịch Campuchia), nếu tính theo dương lịch sẽ rơi vào khoảng tháng 2. Các phật tử ăn mừng bằng cách tham gia rước nến ở một ngôi chùa gần đó.
3. Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben
Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben diễn ra nhằm tưởng nhớ những người đã khuất. Khi ngày lễ này diễn ra người dân sẽ mang lễ vật đến các chùa và làm lễ cảm tạ các nhà sư. Vào ngày này người ta sẽ cùng nhau đến chùa để thực hiện những nghi lễ cúng tế và tạ ơn những nhà sư. Trong ngày lễ này các nhà sư sẽ được nghỉ lễ trong vòng 15 ngày không đi khuất thực mà được những người dân đem thức ăn đến.
4. Lễ hội Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền
Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer. Năm nay Tết được diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15.4dl (tức đầu tháng Chét của người Khmer) – đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở Nam bộ. Giai đoạn này trời đất giao hòa, cỏ cây trở nên tươi tốt đầy sức sống. Sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây được người Khmer quan niệm như là sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây.
Người Khmer sẽ đón mừng năm mới trong ba ngày như Tết Nguyên đán của người Việt.
Thời khắc giao thừa: Các gia đình chuẩn bị cỗ, thắp hương, đốt đèn để cúng nàng tiên cũ về trời, đón nàng tiên mới xuống dân gian. Các thành viên trong gia đình lúc này sẽ ngồi ngay ngắn, xếp chân trước bàn thờ thành kính khấn vái.
Ngày đầu tiên Chol Sangkran Chmay: Người dân sẽ tắm gội sạch sẽ, đội cỗ lên chùa làm lễ rước Đại lịch và đọc kinh chúc mừng năm mới.
Ngày thứ hai Wonbơf: Các gia đình sẽ dâng cơm mời các nhà sư và làm lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ngày thứ ba Lơm Săk: Mọi người chuẩn bị nước thơm (gồm nước mưa và hoa tươi) rồi đến chùa làm lễ tắm Đức Phật.
5. Lễ hội lấy ruộng
Thời gian diễn ra lễ hội lấy ruộng là vào đầu mùa mưa, thường là ngày 6 tháng 5 hàng năm. Ngày xưa lễ hội này được diễn ra tại hoàng cung, được sự quan tâm của nhà vua và tất cả người dân Campuchia, tuy nhiên thành phần quan trọng và quan tâm nhiều nhất về lễ hội này là nông dân. Khi lễ hội lấy ruộng diễn ra, người ta thường lấy con bò làm biểu tượng cho mùa vụ tiếp theo bội thu cho những người trồng lúa.
Khi lễ hội Preah Neanng Korl được tổ chức, vào đầu buổi lễ các nhà sư sẽ làm lễ cầu nguyện và ban phước cho nhân dân, đồng thời chúc phúc cho hoàng tộc và những vị lãnh đạo đất nước. Tiếp đến phần chính của buổi lễ, người trong hoàng gia Campuchia, có thể là đức vua và hoàng hậu sẽ điều khiển bò cày và đi cày 3 vòng trong một khu ruộng tượng trưng. Sau khi kết thúc 3 vòng, những con bò cày sẽ được thả ra và đưa tới 7 chiếc khay vàng dùng để đựng một số loại hạt giống cùng nước và rượu. Người dân tin rằng nếu bò ăn hạt giống thì năm nay sẽ được mùa và nếu gieo trồng loạt hạt đó sẽ được bội thu. Còn nếu bò uống nước hoặc rượu thì đó là điểm báo cho một năm thời tiết không tốt đẹp