Mỗi quốc gia có hệ thống động vật cũng như những môi trường phù hợp cho sự phát triển cũng như sinh sống với các loài động vật và từ đó xuất hiện những loài động vật đặc hữu hay còn gọi là những động vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một nơi . Và sau đây là những loài cá chỉ sinh sống tự nhiên tại nước ta.
1.Cá cháo Điện Biên
Opsariichthys dienbienensis là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá chép. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
2.Cá cóc Tam Đảo
Cá cóc Tam Đảo (danh pháp khoa học: Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 – 206,5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.
Cá cóc có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước, khi di chuyển trên cạn loài này dùng 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống với loài cóc sống trên cạn.
3.Cá cóc Việt Nam
Cá cóc Việt Nam (danh pháp khoa học: Tylototriton vietnamensis) là một loài sa giông đặc hữu của Việt Nam.
Mẫu chuẩn đầu tiên ZFMK 80637 là con đực trưởng thành, thu thập ở gần thôn Đồng Vành, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ngày 23 tháng 6 năm 2003 bởi Nguyễn Quảng Trường và T. Schöttler.
Các mẫu khác được ghi nhận ở xã Quang Thành (22°38′ vĩ độ Bắc, 105°55′ kinh độ Đông) và xã Thành Công (22°48′ vĩ độ Bắc, 105°44′ kinh độ Đông), huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; khu vực Pù Hoạt, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Các mẫu ở xã Nậm Tha (21°55′ vĩ độ Bắc, 104°22′ kinh độ Đông, độ cao 850 m), huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Nguyễn và cs., 2005)
4.Cá cóc Ziegler
Cá cóc Ziegle (tên khoa học: Tylototriton ziegleri) là một loài cá cóc được phát hiện ở vùng cao phía bắc Việt Nam tại vùng núi tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Tên gọi loài này được đặt tên theo tên phó giáo sư Thomas Ziegler, từ vườn thú Cologne, Đức – người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam.
Tylototriton ziegleri (Nishikawa, Matsui & Nguyen, 2013) có đặc điểm là da nhám với các nốt sần rất nhỏ; chân chúng dài và mảnh, đuôi mảnh; mặt trên lưng của loài cá cóc màu nâu sẫm hoặc đen.
5.Cá dốc
Spinibarbus maensis là loài cá thuộc họ Cá chép.
Đây là loài cá đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện năm 2007 trên sông Mã và sông Ngàn Phố. Tên khoa học của loài này được đặt theo tên của sông Mã[1]. Tên tiếng Việt là cá dốc.
6.Cá ngão gù
Cá ngão gù (danh pháp hai phần: Culter flavipinnis) là một loài cá thuộc họ Cá chép. Đây là loài đặc hữu Việt Nam.
7.Cá Phong Nha
Cá Phong Nha (danh pháp hai phần: Danio quangbinhensis) là một loại cá ở châu Á thuộc họ Cyprinidae. Loài cá này sống ở Việt Nam như ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Con trưởng thành có chiều dài 8,5 cm. Loài cá này được phát hiện lần đầu ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được đặt danh pháp hai phần năm 1999.