Top 10 tàu chiến đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
1912
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 5 tàu chiến đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.Lớp tàu hộ vệ Gepard
Lớp tàu hộ vệ Gepard (tiếng Nga: Гепард) được thiết kế nhằm thay thế cho các tàu hộ tống nhỏ (corvette) lớp Koni, Grisha, và Parchim trước đây. Chiếc Yastreb (Hawk), chiếc đầu tiên trong lớp, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Zelenodol’slk Zavod ở Tartarstan năm 1991. Nó được hạ thuỷ tháng 7 năm 1993, và sau đó bắt đầu được trang bị. Nó đã hầu như hoàn thành vào cuối năm 1995, khi việc trang bị phải ngừng lại vì thiếu vốn. Được đổi tên lại thành Tartarstan, cuối cùng chiếc tàu cũng được hoàn thành tháng 7 năm 2002, và hiện đang phục vụ như một kỳ hạm của Hạm đội Caspian. Hai chiếc tàu cùng lớp với nó, Albtross (được đổi tên lại thành Dagestan) và Burevestnik (Chim báo bão), vẫn đang được chế tạo. Hai tàu thuộc lớp 11661E mang số tàu 954 và 955 cũng đã hoàn thành và được giao cho Việt Nam.


2.Lớp tàu hộ tống Petya
Lớp Petya là tên hiệu của NATO cho một lớp tàu hộ tống hạng nhẹ được chế tạo cho Hải quân Liên Xô trong thập niên 1960. Tên định danh Liên Xô là Storozhevoi Korabl (tàu hộ tống) Project 159.


3.Tàu hộ tống lớp Pauk
Tàu lớp Pauk là tên gọi của NATO cho một loại tàu hộ tống nhỏ được xây dựng cho Hải quân Liên Xô và được giao bán vào giữa những năm 1977 và 1989. Bản thiết kế của Nga là Dự án 1241.2 Molniya-2. Những chiếc tàu này được thiết kế để kiểm soát bờ biển và chống tàu ngầm. Thiết kế này là bản tuần tra của tàu tàu hộ tống lớp Tarantul được thiết kế ở Dự án 1241.1 của Nga, nhưng dài hơn một ít và dùng động cơ diesel. Những chiếc tàu này phù hợp để dùng các thiết bị phát hiện tàu ngầm cũng được sử dụng trong trực thăng của Liên Xô.


4.Tàu tên lửa lớp Osa
Tàu chiến lớp Osa là tên gọi ký hiệu của NATO cho loại tàu chiến lớp tên lửa do Liên Xô có tên gọi chính là Dự án 205 Tsunami (Project 205 Tsunami). Phát triển vào đầu thập niên 1960 bao gồm 2 dự án là 205 (Osa 1) và 205U (Osa 2) nhằm thay thế cho Tàu tên lửa lớp Korma cũ. Tổng cộng đã có hơn 400 chiếc được xuất xưởng.


5.Tàu phóng lôi lớp Turya
Tàu phóng lôi lớp Turya (tiếng Anh: Turya class torpedo boat, tiếng Nga:Торпедные катера проекта 206-М) là tên gọi của NATO cho loại tàu phóng lôi cánh ngầm cao tốc lớp T-68 thuộc đề án 206M Shtorm (Project 206-M Shtorm) do Liên Xô nghiên cứu, thiết kế và phát triển dựa trên Tàu phóng lôi lớp Shershen vào những năm 1970 của thế kỉ 20.

6.Tàu phóng lôi lớp Shershen
Tàu phóng lôi lớp Shershen (tiếng Anh:’’ Turya class torpedo boat’’,tiếng Nga:’’Торпедные катера проекта 206’’) là định danh của NATO cho loại tàu phóng lôi lớp T-3 do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất vào thập niên 1960.Tên thiết kế của nó là Đề án 206 Shtorm (Project 206 Shtorm).


7.Tàu tuần tra lớp Svetlyak
Tàu tuần tra bờ biển Svetljak (NATO gọi là Svetlyak) được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư khỏi địch trên mặt nước và trên không. Loại tàu Svetljak bao gồm ba loại:

Đề án 10410 – tàu tuần tra được sử dụng cho Hải quân Nga và lực lượng bảo vệ bờ biển – 26 chiếc đang sử dụng
Đề án 10411 – Tàu tên lửa với 8 tên lửa SS-N-25 chống tàu chiến.
Đề án 10412 – Tàu pháo để xuất khẩu cho Hải quân Slovenia và Hải quân Việt Nam.

8.Tàu tuần tra lớp TT-400TP
TT-400TP là một lớp tàu pháo do Công ty đóng tàu Hồng Hà – Việt Nam tự sản xuất dựa trên bản thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài.[1] TT là viết tắt của từ “tuần tra”, còn TP là viết tắt của từ “tàu pháo” TT-400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước. Chiếc đầu tiên trong lớp TT-400TP là tàu mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22 tháng 4 năm 2009 và chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16 tháng 1 năm 2012.[2] Chiếc thứ hai mang số hiệu HQ-273 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 31 tháng 8 năm 2012. Chiếc thứ ba mang số hiệu HQ-274 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 28 tháng 5 năm 2014.[3] Chiếc thứ tư mang số hiệu HQ-275 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 25 tháng 9 năm 2014, chiếc thứ năm HQ-276 bàn giao 15 tháng 1 năm 2015 và chiếc thứ sáu HQ-277 bàn giao cũng trong năm 2015


9.Tàu đổ bộ lớp Polnocny
Tàu đổ bộ lớp Polnocny (hay Polnochny) là ký hiệu của NATO cho loại tàu đổ bộ do Ba Lan thiết kế và bắt đầu sản xuất từ năm 1967 bao gồm 6 đề án là Đề án 770, Đề án 771, Đề án 773, Đề án 776, Đề án 773U và Đề án NS-722. Polnocny-A/B/C/D được sử dụng trong Hải quân Ba Lan từ năm 1967-2002 thì đa số được thay thế bằng đề án NS-722. Ngoài ra nó còn phục vụ trong Hải quân Liên Xô và nhiều quốc gia khác cho đến tận bây giờ. Tính đến năm 1986 đã có 107 tàu được đóng.


10.Tàu tuần tra cao tốc Mirage
Tàu tên lửa loại nhỏ Mirage (tiếng Nga: Мираж) là tên hiệu của loại tàu tuần tiễu cao tốc loại nhỏ thuộc đề án 1234.1 của Nga (tiếng Nga: Проект 1234.1). Được xếp vào loại tàu tên lửa loại nhỏ (Малый ракетный корабль – МРК, MRK) theo phân loại của Hải quân Liên Xô, Mirage có kích thước nhỏ, gọn, nhẹ, tốc độ cao (50 hải lý/giờ), hoạt động linh hoạt và vũ khí đáng gờm so với kích cỡ của nó.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN