Top 8 tên lửa tự hành đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
1411
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 8 tên lửa tự hành đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.P-5 Pyatyorka
P-5 Pyatyorka (Tiếng Nga: П-5 hay Пятёрка, định danh NATO: SS-N-3 Shaddock) là loại tên lửa có cánh chống tàu do Liên Xô sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phòng Thiết kế Chelomey (OKB-52) chịu trách nhiệm thiết kế. Ký hiệu của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga(GRAU) là 4K48. Nó được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1959. Pyatyorka thường được gọi là tên lửa số 5 tương ứng với chữ P-5 tương tự là tên lửa R-7 Semyorka thường được gọi là tên lửa số 7.

Tàu ngầm lớp Project 613 được trang bị tên lửa P-5
Phiên bản đầu tiên của tên lửa P-5 là loại tên lửa đạn đạo quán tính bắn từ tàu ngầm. Nó được dùng như 1 lời răn đe của Liên Xô vì các tàu ngầm trang bị Pyatyorka là một mối nguy hiểm lớn cho khu vực bờ biển của Mỹ. Pyatyorka đời đầu tiên có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân có lượng nổ khoảng 200-350 kiloton cho dù nếu triển khai đầu đạn hạt nhân trên P-5 thì khối lượng của nó là gần 1000 kg. Tầm hoạt động của nó là 500 km và tốc độ tối đa là 0,9 Mach. Nó được triển khai trên Tàu ngầm lớp Whiskey hay dự án 665.

Sau này, P-5 được thiết kế là một loại tên lửa chống hạm có sức công phá cao dùng để bổ sung cho tên lửa P-15 Termit hay gọi là P-6 và P-35, phổ biến nhất là P-35,tuy vậy nhưng P-5 lại nhỏ và tầm bắn xa hơn P-15. Cả P-35 và P-15 đều có kích thước khá cồng kềnh nên được thay thế bằng các loại tên lửa hiện đại hơn sau này như P-500 Bazalt và P-700 Granit. Mẫu P-5 chống hạm đầu tiên được NATO gọi là SS-N-3C


2.4K44 Redut
4K44 Redut là 1 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Liên Xô phát triển từ những năm 1950-1960 và đưa vào sử dụng trong thập niên 60,tổ hợp được dùng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển tầm xa. Tên định danh của NATO cho nó là SSC-1.Tổ hợp gồm có: 1 xe radar chỉ huy và 3 xe mang bệ giá phóng tên lửa P-35 Pyatyorka.

3.P-15 Termit
P-15 Termit (tiếng Nga:П-15 “Термит”) là loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga của Liên Xô những năm 1950. GRAU gọi thiết kế này là 4K40, tên báo cáo trong các tài liệu của NATO là Styx hay SS-N-2 nên thường gọi thành SS-N-2 Styx. Hiện tại chúng đôi khi được gọi là Rubezh trong quân đội Nga. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mua lại thiết kế năm 1958 và đã tạo ra các phiên bản là: HY-1, SY-1 và FL-1.

Mặc dù có kích thước lớn nhưng hàng ngàn tên lửa P-15 đã được chế tạo để gắn trên nhiều lớp tàu chiến cũng các bệ phóng trên đất liền và thậm chí được thả từ máy bay. P-15 khá thành công trong các cuộc xung đột mà nó được mang ra sử dụng.

4.4K51 Rubezh
4K51 được nhiều lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam.Được viện trợ từ những năm 1980 cùng tổ hợp 4K44 từ phía Liên Xô nhằm trang bị cho Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới thành lập sau Chiến tranh Việt Nam,tổ hợp 4K51 đã phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam gần 30 năm nay và đã trở thành một trong những lá chắn tên lửa của Đoàn tên lửa 679 bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hướng ra Biển Đông.

Tổ hợp 4K51 Rubezh, tổ hợp 4K44 Redut và tổ hợp K-300P Bastion-P là 3 lá chắn phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.[4]


5.K-300P Bastion-P
Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5)[1] là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Nga phát triển và chế tạo. Hiện có 3 quốc gia đang sở hữu loại tên lửa này là Nga, Syria và Việt Nam.

K-300P là một hệ thống bao gồm 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút, 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.

Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3900 kg.

K-300P Được trang bị tên lửa siêu thanh chống hạm P-800 Oniks


6.Kh-35
Zvezda Kh-35 (tiếng Nga: Х-35) (Mã GRAU: 3M24, NATO gọi là AS-20 ‘Kayak’) là phiên bản phóng từ máy bay phản lực của một loại tên lửa chống tàu do Nga sản xuất. Cùng một loại tên lửa có thể phóng từ trực thăng, các tàu mặt nước và các khẩu đội phòng thủ bờ biển với sự trợ giúp của tầng đẩy phản lực, trong trường hợp đó nó được gọi là Uran (‘uranium’;SS-N-25 ‘Switchblade’; GRAU 3M24) hay Bal (‘whale’;SSC-6 ‘Stooge’;GRAU 3K60). Loại tên lửa này cũng có biệt danh Harpoonski vì trông bề ngoài khá giống loại tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon của Mỹ. Nó được thiết kế để tấn công các tàu thuyền có tải trọng lên tới 5000 tấn]. Loại tên lửa này được dùng để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit bị lỗi thời cũng như dùng cho việc xuất khẩu.


7.3M-54 Klub
3M-54 Klub là một tổ hợp tên lửa hành trình đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển. Tên ký hiệu NATO của tổ hợp tên lửa này là SS-N-27. Hiện nay đã có các phiên bản phóng từ máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm và bệ phóng trên xe tải.

Tổ hợp này được thiết kế để có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép nó tiêu diệt được nhiều loại mục tiêu, từ các tàu chiến hải quân như tàu nổi mặt nước, tàu ngầm cho tới các mục tiêu cố định trên đất liền. Đối với biến thể chống hạm 3M-54 (Sizzler), ở pha cuối tên lửa bay với vận tốc siêu âm tới mục tiêu, khiến cho các hệ thống phòng thủ của mục tiêu không có đủ thời gian kịp phản ứng. Biến thể tấn công đất liền 3M-54T có vận tốc cận âm có tính năng giống như tên lửa hành trình Tomahawk và ASROC của Mỹ, nhưng có tầm bắn xa hơn và có thể gắn trên nhiều phương tiện phóng hơn.


8.Kh-31
Kh-31 (tiếng Nga: Х-55; AS-17 ‘Krypton’) là một loại tên lửa không đối đất của Nga được trang bị cho các máy bay như MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker. Đây là một loại tên lửa hành trình chống tàu mặt nước với tầm bắn 110 kilomet (60 hải lý; 70 dặm) hay hơn và có khả năng đạt vận tốc Mach 3.5, đây cũng là tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.

Kh-31 có vài biên thể, một biến thể được coi như tốt nhất được biết đến là tên lửa chống radar (ARM) nhưng cũng có biến thể chống hạm và làm mục tiêu bay không người lái. Hiện nay Kh-31 cũng được xem xét phát triển một biển thể không đối không tầm xa, nhằm trở thành “kẻ tiêu diệt AWACS”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN