Top 6 mẫu máy bay tiềm kích nổi bật nhất trong vũ trang Trung Quốc

0
1233
Vật Phẩm Phong Thủy

Máy bay tiêm kích (Hán Việt: tiêm kích cơ / chiến đấu cơ, tiếng Anh: Fighter aircraft, tiếng Pháp: Avion de chasse), trước kia còn gọi là máy bay khu trục, là một loại máy bay chiến đấu trong quân chủng không quân, được thiết kế với mục đích chính là tác chiến chống lại các lực lượng không quân của đối phương. Nhiệm vụ chính của không quân tiêm kích là không chiến. Vậy hiện nay , quân đội Trung Quốc đang sở hữu những chiến đấu cơ nào nổi bật , chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

1.J-7 / F-7 Airguard
Tiêm-7 (Trung văn giản thể: 歼-7, Trung văn phồn thể: 殲-7, phanh âm: Jiān-7 (“7” đọc là 七 qī)), trong tiếng Anh được gọi là Chengdu Jian-7 (“Chengdu” là Thành Đô, “Jian” là “Jiān” bị bỏ mất phù hiệu thanh điệu), Jian-7, J-7 (viết tắt của Jian-7), là một phiên bản của loại máy bay tiêm kích Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Liên Xô do Trung Quốc chế tạo[1]. Hiện nay nó vẫn được sử dụng trong biên chế không quân nhiều nước trong đó có Trung Quốc, với vai trò là máy bay tiêm kích đánh chặn.


2.Shenyang J-8
Shenyang J-8 (Jian-8; tên ký hiệu của NATO Finback) là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn một chỗ do Trung Quốc chế tạo, có hình dáng bên ngoài gần giống với loại Sukhoi Su-15 do Liên Xô sản xuất.

J-8 được Trung Quốc tán tụng là có tính năng vượt trội so với Mig-21 của Liên Xô, nhưng trên thực tế, hồi đó công nghệ sản xuất máy bay của Trung Quốc còn quá lạc hậu, lại dựa trên mẫu thiết kế J-7 chỉ ngang ngửa với Mig-19 nên dù có cố gắng đến mấy, các kiểu J-8 sau này cũng chỉ chạm tới trình độ của Mig-21. Các phiên bản của J-8 đều sử dụng động cơ quốc nội, từ WS-6 đến WP-7B có lực đẩy vỏn vẹn 43.150 Hp (gia lực mới đạt đến 58.800 Hp), còn kém xa động cơ R-11F-300 của Liên Xô về cả tốc độ và độ bền. Thực tế cũng chứng tỏ, J-8 được coi là hiện đại hơn so với J-7 mà số lượng hiện đang sử dụng chỉ bằng hơn nửa của J-7 (300/500 chiếc) và bị đình chỉ sản xuất sớm hơn rất nhiều.

3.Chengdu J-10
Tiêm 10 (Trung văn giản thể: 歼-10) là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được hợp tác thiết kế cùng Công nghiệp Hàng không Israel và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (tên tiếng Hán: 成都飛機公司; tên tiếng Anh:Chengdu Aircraft Industry Corporation, CAC) thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sản xuất cung cấp cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân. Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự tính có thể xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho các nước sử dụng F-16 nhưng chỉ tốn có nửa giá. Tuy nhiên kế hoạch này không được thành công lắm vì có quá nhiều máy bay F-16 cũ đã qua sử dụng được bán với giá thấp hơn J-10 trên thị trườn].

4.Shenyang J-11
Shenyang J-11 (JianJi-11 – Thẩm Dương J-11) là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 (gần như 4,5) của Không quân Quân giải phóng dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương), hiện nay nó được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và phát triển, và đã được đem trang bị cho nhiều đơn vị Không quân Trung Quốc

Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về bản quyền để chế tạo 200 chiếc Sukhoi Su-27S trong nước năm 1996 và Nga sẽ lo việc cung cấp hệ thống điện tử, ra đa và động cơ. Nhưng đến năm 2006 thì thỏa thuận bị dẹp bỏ vì Nga phát hiện Trung Quốc sao chép động cơ và công nghệ để làm ra một phiên bản khác là chiếc J-11. Tuy nhiên Trung Quốc đã tuyên bố là chính mình đã yêu cầu phía Nga ngừng thỏa thuận vì nó không còn đáp ứng tiêu chuẩn của Trung Quốc. J-11 bị xem như một bản sao chế tạo bất hợp pháp không đăng ký giấy phép của chiếc Su-27 dù đã thay thế hệ thống điện tử và vũ khí trên máy bay thành đồ Trung Quốc. Và việc sao chép này cũng xảy ra với chiếc Su-33 để làm ra chiếc Shenyang J-15, và chiếc Su-30MKK để làm ra chiếc Shenyang J-16.

5.Nanchang J-12
NAMC J-12 (tiếng Trung: 歼-12, Tiêm-12) là một loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chế tạo để trang bị cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF). Đây là mẫu thiết kế nội địa máy bay tiêm kích phản lực hiện đại đầu tiên của Trung Quốc. Với trọng lượng rỗng 6.993 lb (3.172 kg), J-12 có thể coi là một trong những máy bay tiêm kích phản lực nhẹ nhất từng được chế tạo.

Năm 1969, PLAAF đưa ra một yêu cầu về loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ (cất hạ cánh đường băng ngắn), nhỏ để thay thế cho MiG-19.[1] Hai bản thiết kế đã được đệ trình là Shenyang J-11 (Thẩm Dương J-11) và Nanchang J-12 (Nam Xương J-12). Người đứng đầu đội thiết kế J-12 là Lu Xiao Peng, mẫu thử được công ty Nanchang Aircraft Manufacturing Company (NAMC) chế tạo. Các mẫu thử được thử nghiệm bay bắt đầu vào ngày 26/12/1970. Hiệu năng của J-12 đáng thất vọng, nên các mẫu thử được thêm các cải tiến để cải thiện hiệu năng. Các biến thể đều trông giống nhau; J-12 là máy bay tiêm kích phản lực một chỗ loại nhỏ có cánh xuôi sau, thân hình ống. Vẻ bề ngoài của J-12 khá giống với MiG-21.

Năm 1977, đề án J-12 bị hủy bỏ, có lẽ vì Chengdu J-7 dựa trên MiG-21F của Liên Xô có hiệu năng tốt hơn. 9 chiếc J-12 được chế tạo, đến thập niên 1990, Lu Xiao Peng tiếp tục đưa ra các nâng cấp thiết kế của J-12 và một phiên bản cho hải quân, nhưng không được thực hiện


6.CAC/PAC JF-17 Thunder
Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder (tiếng Urdu: جے ایف-١٧ تھنڈر, jay thundr) cũng còn được gọi với tên Fighter China-1 (FC-1) Kiêu Long (枭龙) ở Trung Quốc, là một máy bay tiêm kích đa vai trò một chỗ ngồi, được phát triển bởi Trung Quốc và Pakistan. Hai chiếc đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Pakistan vào 12 tháng 3 năm 2007. JF-17/FC-1 được thiết kế như một máy bay có chi phí thấp mà vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu chiến thuật và chiến lược của Không quân Pakistan.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN