Top 4 mẫu tên lửa được quân đội nước ta sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
2353
Vật Phẩm Phong Thủy

Đa số những mẫu tên lửa mà quân đội của chúng ta sử dụng trong chiến tranh Việt – Mỹ có xuất xứ từ Nga hay trung quốc và có những số mẫu xe thu được từ chính quân đội Mỹ . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những loại tên lửa được sử dụng vào thời chiến nhé.

1.9M14 Malyutka
Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác 9M14 Malyutka hay còn có tên khác là 9K11 (tên đầy đủ trong tiếng Nga là Протитанковий керованийракетний комплекс “Малютка”) (tên ký hiệu của NATO là AT-3 Sagger, tên gọi ở Việt Nam là B-72) là loại tên lửa chống tăng, dẫn hướng bằng dây MCLOS của Liên Xô. Nó là loại tên lửa vác vai có điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất. Trong thời gian từ 1962 – 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao nhất là 25.000 quả mỗi năm. Nhiều phiên bản sao chép của AT-3 Sagger nhưng được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.
Tên lửa AT-3 Sagger (hay B-72 theo cách gọi của Việt Nam) đã được sử dụng rất thành công bởi các chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam những năm 1972. Nó cũng được sử dụng thành công ở một số cuộc chiến tranh khác.
Ngày 11/3/1972, B-72 lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Trắc thủ Lê Đình Thành đã phóng hai quả B-72, tiêu diệt 2 xe tăng địch dẫn đầu đội hình phản kích trên đường 13.


2.S-75 Dvina
Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Cho tới nay, đây vẫn là hệ thống tên lửa phòng không đã bắn hạ nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh. Tại Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng không này thường được gọi là SAM-2.

Tổ hợp này trở nên nổi tiếng lần đầu tiên khi một khẩu đội S-75 bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của CIA, khi chiếc máy bay này đang bay do thám trên không phận của Liên Xô vào năm 1960. Trong những năm tiếp theo, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng S-75 rộng rãi và hiệu quả trong Chiến tranh Việt Nam để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Tổ hợp này cũng được sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi HQ-1 và HQ-2 (Hồng Kỳ 1 và Hồng Kỳ 2). Một số quốc gia khác cũng sản xuất rất nhiều biến thể của S-75.

3.S-125 Neva/Pechora
Isayev S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tiếng Nga: С-125 “Нева”/”Печора”, tên ký hiệu NATO SA-3 Goa)là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được thiết kế bởi Isayve OKB nhằm bổ sung cho tên lửa S-25 và S-75. Tên lửa S-125 gồm 2 phần: phần thân dưới là động cơ đẩy phụ-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 2,6 giây, gắn 4 cánh vây hình chữ nhật có thể xoay 90 độ; phần trên đường kính nhỏ hơn là động cơ đẩy chính-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 18,7 giây và đầu đạn, được gắn 4 vây đuôi cố định và 4 vây chuyển động được nhỏ hơn ở đầu. Tên lửa được điều khiển bằng sóng radio qua antenna ở cánh vây sau phần trên (có thể tên lửa loại này được trang bị công nghệ tự tìm mục tiêu bằng hồng ngoại ở cuối hành trình IR terminal homing). Tên lửa 5V24 (V600) có thể đạt đến Mach 3-3,5. Nó có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và độ cao tối đa thấp hơn so với các loại tên lửa thế hệ trước, đồng thời cũng bay chậm hơn. Tuy nhiên nhờ thiết kế hai giai đoạn bay nên nó có hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu di động. Nó cũng có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp hơn. Đặc biệt nó còn có khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử tốt hơn so với thế hệ S-75. Phiên bản dùng cho hải quân của hệ thống này có tên trong báo cáo của NATO là SA-N-1 Goa và tên thiết kế ban đầu là M-1 Volna (tiếng Nga: Волна nghĩa là sóng)

4.Strela 2
9K32 “Strela-2” (tiếng Nga 9К32 “стрела-2”, ký hiệu của NATO SA-7 “Grail”) là một tên lửa đất đối không vác vai, tương tự như loại FIM-43 Redeye của Hoa Kỳ. Loại tên lửa này có điều khiển, sử dụng hệ dẫn hướng hồng ngoại bị động.

Strela 2 là thế hệ đầu của loại tên lửa vác vai Liên Xô, nó được đưa vào trang bị vào khoảng năm 1968. Mặc dù Strela 2 bị hạn chế về tầm bắn, tốc độ và độ cao, nhưng nó rất hữu hiệu khi đối phó với các mục tiêu bay thấp như máy bay ném bom bổ nhào, máy bay vận tải hoặc trực thăng, hay chí ít có thể buộc các phi công của đối phương phải bay cao hơn tầm hoạt động hiệu quả của nó, điều này làm tăng khả năng của việc phát hiện bằng ra đa và dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không khác.

Cho tới thời điểm 2017, sau 50 năm được chế tạo, Strela-2 vẫn tiếp tục được sử dụng bởi một số quân đội, lực lượng quân sự. Strela-2 hiện đang giữ thành tích bắn hạ nhiều máy bay nhất trong số các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai trên thế giới, hơn cả loại FIM-92 Stinger của Mỹ.
Tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 (có nghĩa là mũi tên) được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1972 và được gọi với cái tên A-72. Tên lửa Strela 2 với đặc điểm gọn nhẹ, dễ cơ động, khả năng sát thương cao đã trở thành hiểm họa của máy bay tầm thấp, đặc biệt là máy bay không người lái, máy bay vận tải và trực thăng. Theo thống kê của Nga, đã có 589 quả SA-7 được phóng tại Việt Nam trong giai đoạn 1972-1975, trong đó 204 quả đã bắn trúng đích (tỷ lệ trúng đích 29,5%)[4]. Một nguồn khác thống kê trong 3 năm, chỉ với một tiểu đoàn tinh gọn (Tiểu đoàn 172), Tiểu đoàn 172 đã phóng 408 tên lửa, diệt 157 máy bay, đạt hiệu suất tiêu diệt 37,5%, cao hơn so với tính toán thiết kế là 30%. Trong tiểu đoàn có hàng chục xạ thủ hạ được 4 máy bay trở lên, xạ thủ cao nhất hạ tới 16 máy bay.

Tính riêng từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ Việt Nam đã dùng Strela-2 bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 chiếc F-4, 7 chiếc O-1, 03 chiếc O-2, 04 chiếc OV-10, 09 chiếc A-1, 04 chiếc A-37) và 14 máy bay lên thẳng (01 chiếc CH-47, 04 chiếc AH-1, 09 chiếc UH-1).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN