Top 8 bộ sách phê bình văn học được mua nhiều nhất hiện nay

0
4054
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách phê bình văn học được mua nhiều nhất hiện nay

1 Đi Tìm Những Giấc Mơ
Hành trình “Đi tìm những giấc mơ” của Trần Hoàng Thiên Kim mở ra nhiều chiều không gian về cuộc sống và khát vọng sáng tạo của những bậc tài hoa: Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Xuân Quỳnh…, những tác giả đương đại nổi tiếng: Nguyễn Xuân Khánh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm… và những nhà văn trẻ tài năng mới: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Doãn Phương…

“Cuộc đời của những nhân vật trong cuốn sách là những trải nghiệm đầy thú vị, đầy cảm xúc, đầy dư ba cho thế hệ hậu sinh chúng tôi nhìn vào như một tấm gương phản chiếu thế hệ. Họ đã sống, làm việc, cống hiến, va đập với rất nhiều trạng huống trong cuộc sống để viết nên những tác phẩm để đời.” (Trần Hoàng Thiên Kim)

2 Như Cánh Chim Trong Mắt Của Chân Trời
Những tên tuổi của văn chương Việt Nam hiện lên vừa thân thuộc, vừa khác lạ dưới nét bút khắc họa của Văn Thành Lê. Bạn đọc gặp lại Đoàn Giỏi, Vũ Hùng, Hồ Anh Thái, Trần Thùy Mai, Trần Đức Tiến, Lê Huy Mậu; biết thêm về Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Ngọc Tư, Cao Xuân Sơn…; hiểu hơn về Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Trần Nhã Thụy… và những nhà văn, nhà thơ trẻ tuổi giàu tiềm năng, hiện đang là niềm hi vọng của văn học nước nhà.

“Đọc Như cánh chim trong mắt của chân trời, có thể thấy Văn Thành Lê mặc dù là nhà văn trẻ, nhưng anh đã sớm xác lập cho mình những quan niệm (về) văn chương hết sức rõ ràng, mới mẻ… Tập phê bình chân dung của anh, do đó cũng có thể xem là tập quan niệm văn học của nhà phê bình.”

3 Vẻ Đẹp Của Yêu Tinh
Nhưng dù tục hay không tục, tục nhiều, tục vừa, hay tục in ít, thì có một điều dễ thấy, Đỗ Anh Vũ luôn viết về những thứ mà người ta chẳng mấy bận tâm, thậm chí né tránh. Trong những luận chữ, luận nghĩa của mình, nhân vật chính của anh là những chim, bướm, chuối, bưởi, là thuốc lá, thuốc lào, đôi môi, mái tóc, từ một gái giang hồ đến một nhân vật bị lãng quên… Bằng sự thụ cảm tinh tế và kiến văn rộng rãi, anh đi tìm hình hài của những điều bé mọn ấy trong thi ca nghệ thuật, trong lời ăn tiếng nói, đi tìm vẻ đẹp của những thứ vẫn bị coi là xấu xí, tầm thường, hay tục tĩu, những thứ mà có khi người ta tránh như là tránh… yêu tinh.

Vẻ đẹp của yêu tinh, rút từ những bài luận sống động mà táo bạo như thế của Trầm Ngư Đỗ Anh Vũ, chính là tiếng lòng của một nhà thơ, nhà phê bình, nhà nghiên cứu đối với tiếng nói và văn nghệ dân tộc.

4 Cách Tân Nghệ Thuật Văn Học Phương Tây

Nội dung cuốn sách là nghiên cứu những trăn trở khám phá nghệ thuật, thử nghiệm đổi mới nghệ thuật của các nhà văn tiêu biểu phương Tây và sự tiếp nhận văn học phương tây thế kỷ XIX –XX ở Việt Nam trên các lĩnh vực nghiên cứu, dịch thuật.

Sách chia làm hai phần:

– Phần 1: Những trang tìm tòi nghiên cứu

– Phần 2: Bộ phận dịch thuật liên quan

Giữa hai phần của sách có sự gắn bó ràng buộc với nhau.

5 Di Sản Văn Học Lãng Mạn – Những Cách Đọc Khác
Chủ nghĩa lãng mạn được coi là bước chuyển then chốt để văn học cổ điển bước sang một trang mới, những “khuôn vàng thước ngọc” bị phá bỏ để nhường chỗ cho những khuynh hướng sáng tạo mới lạ đầy cuốn hút. Dư âm của văn học lãng mạn lan tỏa mạnh mẽ đến mức những tác phẩm tượng trưng và hiện thực sau này được nhiều học giả phương Tây cho rằng chúng chỉ là sự tiếp nối của văn học lãng mạn, hay nói một cách khác, chúng thuộc về lãng mạn hậu kỳ. Những chủ đề đặc trưng của văn học lãng mạn không chỉ làm thay đổi diện mạo văn học thế kỷ XIX, trường ảnh hưởng của chúng vẫn tiếp tục lan tỏa và để lại dấu ấn sâu đậm trong bức tranh toàn cảnh nghệ thuật thế kỷ XX.

6 Thi Nhân Việt Nam
Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.

Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương…), cũng là thời điểm quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là “đỉnh cao” vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành “nghệ thuật vị nhân sinh” cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích “cái tôi” bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.

7 Phiêu Lưu Chữ
“Tất cả mọi sự gặp gỡ của ngôn ngữ nghệ thuật đều là sự gặp gỡ với một câu chuyện không có kết thúc, sự gặp gỡ cũng là bộ phận của câu chuyện.”

8 Hoa Rơi Hữu Ý…

Khoảnh khắc sinh tử, thơ bật ra xoa dịu cho lòng cay đắng, thơ bật ra vuốt mắt cho kẻ sa lầy, để rồi ngàn năm sau thơ phục dựng trái tim bậc kiêu hùng ngã ngựa vẫn múa kiếm hát vang!

Xã hội càng tiến bộ, thơ càng được in ồ ạt. Tín hiệu ấy đáng mừng chứ không phải đáng lo, bởi ai cũng được bày tỏ niềm riêng, ai cũng được dự phần sáng tạo. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức cho độc giả, đòi hỏi phải chọn lọc hơn, phải tinh tế hơn. Trước bao nhiêu vần điệu du dương đầy thỏa mãn, người đọc lương thiện sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều sự thật ê chề và nhiều trắc ẩn chênh vênh bị xua đuổi khỏi những trang thơ tán tụng đong đưa. Quá trình đô thị hóa hối hả, nhiệm vụ nặng nề của thi ca là níu giữ giùm cộng đồng chút giá trị ít ỏi của những vẻ đẹp thoáng qua như những nỗi mơ mộng hắt hiu.

Thế kỷ 21, dù áp dụng ẩn dụ mạnh mẽ và dù theo đuổi trường phái tân kỳ, thì vai trò của nhà thơ cũng sẽ lu mờ dần trong tài sản tinh thần hiện đại, nếu chúng ta không học cách bênh vực sự chân thành lặng lẽ đang chới với giữa sự toan tính khéo léo và sự hào nhoáng tráo trở. Đức tin dành cho thi ca vẫn còn nguyên, nếu từ run rẩy chữ nghĩa mong manh nhói lên giọng thơ buồn u uẩn góp phần hóa giải tổn thương thời đại!

Những câu thơ viết trên tờ giấy úa nhàu hoặc những câu thơ viết trên màn hình di động, đều không thể che đậy được tâm trạng cô đơn của nhà thơ. Trong hữu hạn kiếp người, một cá nhân vô cùng nhỏ bé khi so sánh với một đám đông, nhưng một cá nhân vẫn đại diện cho một đám đông lúc bài thơ bắt đầu bằng thái độ phân vân giữa việc nâng niu cái phổ quát và việc tôn trọng cái khác biệt. Thơ nối gần gũi với mông lung! Thơ nối bận bịu với xa vắng!

Người Việt muốn hội nhập văn hóa thế giới, điều trước tiên phải làm là tự soi rọi tâm hồn mình, để suy nghiệm tâm hồn Việt nắng mưa nhẫn nại, tâm hồn Việt gió mây chịu đựng, tâm hồn Việt dằn vặt yêu thương, tâm hồn Việt bãi bờ tha thứ, tâm hồn Việt đại ngàn khoan dung. Thi ca có thể gánh vác sứ mệnh ấy, nếu công chúng chia sẻ được những thao thức của nhà thơ chưa bao giờ khô cạn trên từng dòng bản thảo xanh xao. Tập sách này được hoàn thành không có tham vọng gì lớn lao, ngoài mục đích truy vấn một câu hỏi vừa âm thầm vừa sốt ruột: Nhiều nhà thơ đã thả ưu tư vào bộn bề hôm nay như hoa rơi hữu ý, lẽ nào bạn đọc lại như nước chảy vô tình…?

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN