Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 4 quyển sách triết học của tác giả Phan Quang Định được mua nhiều nhất hiện nay
1 Triết Học Thế Kỷ XX
Trong cuốn sách này, Remo Bodei cố gắng dựng lên bức toàn cảnh của triết học thế kỷ XX trên nền những biến cố và những tiến bộ khoa học lớn lao của thời đại, đồng thời nhấn mạnh những khát vọng làm sáng tỏ các vấn đề trọng đại và thiết thân đối với tất cả chúng ta.
Mục lục
Những nền triết học về đà sống
Hướng về những chứng cứ mới: Triết học và tri thức khoa học
Cơn mê cuồng khách quan hóa
Tình trạng chênh vênh của lịch sử
2 Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại
Mục đích của tác phẩm này – không muốn chỉ đơn thuần là một tập hợp những bản văn- mà là giới thiệu tính đa dạng của tư tưởng triết lý một cách rộng rãi nhất từ khởi thủy đến đương đại , trong sự tôn trọng tính đa nguyên của các học thuyết và các trào lưu đã tạo nên dòng tư tưởng nhân loại. Triết học là một mà cũng là nhiều, và chính sự đa dạng trong nhất tính này đã mang lại vẻ toàn mãn phong phú cho triết học .
3 Toàn Cảnh Triết Học Âu Mỹ Thế Kỷ XX
Triết lý đi về đâu, ở ngưỡng cửa của thế kỷ XXI? Triết lý đã kinh qua cuộc hành trình như thế nào trong suốt thế kỷ hai mươi, một thế kỷ phong phú và vô cùng sôi động với những cuộc phiêu lưu lớn của tinh thần, không chỉ giới hạn trong cõi miền tịch nhiên của chủ nghĩa và của tư duy trừu tượng mà nhiều khi còn hóa thân vào những cuộc đấu tranh ý thức hệ khốc liệt tương tàn?
Sẽ là điên rồ biết mấy nếu như một quyển sách loại này lại mang tham vọng của một bảng kết toán đầy đủ hay một tổng phổ hoàn bị của cả hơn một thế kỷ triết lý. Nhiều khó khăn thách thức xuất hiện ngay từ đầu và còn liên tục phục kích trong suốt quá trình biên dịch.
Trước tiên là việc cắm mốc biên giới cho phạm vi nghiên cứu. Nếu như không có gì đáng ngạc nhiên đối với việc một người tìm hiểu triết học hứng thú quan tâm đến tư tưởng của thời đại mình – trong trường hợp này là thế kỷ XX – thì tại sao “thế kỷ” này – một đơn vị đo lường hoàn toàn võ đoán – lại có được một sự mạch lạc nội tại cho phép người ta tách rời nó ra thành một góc trời riêng? câu trả lời quả nhiên là không dễ chút nào. Ta đâu có thể viết lại lịch sử triết học thế kỷ XX đơn giản với hai cái mốc cắm 1901 – 2000.
Như chúng ta sẽ thấy, trong quá trình nghiên cứu, rằng cái phần tư cuối cùng của thế kỷ XIX tạo thành, đối với lịch sử triết học, khởi đầu của một sự cắt đứt mà những hậu quả của nó ngày nay chúng ta vẫn còn vướng vào.
Khó khăn thứ hai 2 : kể từ lúc bắt đầu có tính phê phán thì việc đọc lại hơn một trăm năm vừa qua của triết học Tây Phương không còn có thể tự coi là trung lập hay phi liên kết được nữa.
Không có một quyển “lịch sử” nào, không có một quyển “toàn cảnh” nào là hoàn bị. Không một quyển sách nào thay thế được cho mọi quyển sách khác. Vả chăng tác giả cũng thành thật xin thưa rằng đây mới chỉ là một tập hợp thông tin dữ liệu, từ nhiều nguồn khác nhau, nên nhiều khi chưa được nhất quán trong cách trình bày.
Những quyển khảo luận về đề tài này mà có tính hàn lâm học thuật đúng mức, xứng với danh nghĩa sách chuyện luận, thì hãy còn chờ những bậc tài tuấn, uyên bác hơn chúng tôi. Còn với nội lực tất hạn chế của mình, thì quyển biên dịch tổng hợp này chỉ có chút tham vọng khiêm tốn là những luống cày vỡ hoang tiên phong nhằm khơi gợi tình hiếu trí cao nhã nơi bạn đọc đối với triết học và kích thích sự hào hứng khai phá cái vương quốc phú cường của tư tưởng hiện đại và đương đại.
Biên dịch tác phẩm này, tác giả mong muốn chia sẻ với các độc giả, nhất là đối với các bạn trẻ – những người đang lớn lên trong một thế giới dường như trong đó tiếng nói của triết học bị lấn át bởi mọi loại thế lực, sẽ càng lúc càng khó khăn cho mình được tiếp nhận hơn – cái cơ hội nhận thấy rằng động từ “suy tư” có thể được chia ở các ngôi, các thì, các cách khác nhau như thế nào. Và để chúng ta cùng tái khám phá, với Pascal, cái phẩm giá bất khả chuyển nhượng của cây sậy suy tư rất đỗi diệu kỳ này.
4 Minh Triết Đông Phương
Các nền triết học phương Đông được phôi thai từ rất sớm. Nó không những ảnh hưởng đến ngày nay mà trở thành một tư tưởng chung hiện hữu trên khắp thế giới này. Chúng ta có thể nhận ra trong các bộ kinh Veda, kinh Brahmanas Arnyakas và Upanishads, Atman và Bradman của Ấn giáo; trong thuyết Tứ diệu đế, Bát chính đạo của Phật giáo; trong Bon xa xưa của Tây Tạng và giáo đoàn Vu Nghiễn của Trung Quốc… Điểm nổi bật làm nên sự thành công và sức sống bền bỉ của các nền triết lý Đông phương là khả năng thích ứng, thỏa hiệp và dung hòa với những tín ngưỡng của người khác.