Top 8 tác phẩm văn học nước ngoài thuộc thể loại phê bình văn học được mua nhiều nhất hiện nay

0
2298
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 tác phẩm văn học nước ngoài thuộc thể loại phê bình văn học được mua nhiều nhất hiện nay

1 Đọc Truyện Ngắn
Người ta thường gọi truyện ngắn là “cô bé Lọ Lem của văn học”. Truyện ngắn là cô em gái không được yêu chiều mà các nhà xuất bản thường hay bỏ rơi, để nhường chỗ cho các bà chị cả chính là các kiểu tiểu thuyết. Thế nhưng, cô bé “bị bỏ rơi” này lại chiếm giữ tất cả các đề mục của phương tiện truyền thông: nó được sự mến mộ của các tạp chí có số phát hành lớn, được phát trên sóng truyền thanh, được chuyển thể trên màn ảnh rộng và truyền hình. Đồng thời nó cũng chiếm giữ một dung lượng quan trọng trong các nhật báo.

Hiếm có quyển sách nào chuyên về phê bình truyện ngắn mà hay và cuốn hút như quyển sách ĐỌC TRUYỆN NGẮN này. Với một giọng văn tường minh và khúc chiết, tỉ mỉ và chi tiết, uyên bác và sâu sắc, Giáo sư Daniel Grojnowski đã hướng dẫn người đọc làm thế để thưởng thức truyện ngắn một cách trọn vẹn nhất. Ông phân tích rất nhiều truyện ngắn nổi tiếng một cách cặn kẽ, thế nào là một truyện ngắn hay, một truyện ngắn hay đòi hỏi những gì? Bên cạnh đó, ông bày cho người viết truyện ngắn những mẹo mực, những cách thức và phương pháp viết để có được một truyện ngắn xuất sắc.

Một cuốn sách cực kỳ hữu ích cho các bạn sinh viên ngữ văn, một tài liệu cực kỳ hữu dụng cho nhà văn, và một quyển sách cực kỳ lý thú cho người yêu văn chương. Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn trực quan xuyên thấu vào hậu trường bếp núc của các nhà văn, kết nối và nhận thức được toàn cảnh sáng tác cùng bố cục câu chuyện…

2 Màn
Trong Màn, tác giả thử định nghĩa tiểu thuyết là gì, tại sao nó lại đặc biệt đến vậy, trước hết là trong văn học và rồi sau đó so với các môn nghệ thuật khác. Ông muốn hiểu tiểu thuyết và trước hết đưa tiểu thuyết vào một bối cảnh lịch sử rồi địa lý. Ý tưởng là để nắm được quá trình phát triển của môn nghệ thuật mà mục đích có thể gói gọn trong việc tìm cách đi vào tâm hồn sự vật.

Kundera không phân tích như một giáo sư, với vẻ lạnh lùng xa cách của nhà bác học hay thói ngạo nghễ đạo mạo của chuyên gia, ông vui mừng hớn hở, rồi nổi giận đùng đùng, phủ đầy tác phẩm của mình những dấu chấm than và ngoặc đơn. Tiểu luận được chia làm bảy phần, mỗi phần lại được chia thành những chương nhỏ, được viết bằng một thứ tiếng Pháp giản dị trong sáng. Màn được xây dựng như một cuộc đàm đạo thân tình kéo dài, ở đó hòa lẫn giữa cái nghiêm trọng với những gì nhẹ nhàng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa những điều hài hước và nghiêm túc, nhưng dù ở đâu cũng không bao giờ rời xa điều cốt yếu.

Tiểu luận này là một cuốn sách gối đầu giường. Tại sao người ta lại viết tiểu thuyết? Để “đi vào tâm hồn sự vật”, Flaubert đáp. Để thoát khỏi quyền lực của sự quên, Kundera bẻ lại. Tiểu thuyết là “một tòa lâu đài không thể phá hủy của cái không thể quên nổi”. Một định nghĩa mới đẹp làm sao!

3 Đỗ Mục
Đỗ Mục (803-852), nhà thơ Đường, tự là Mục Chí, hiệu Phàn Xuyên, người huyện Vạn Niên, Kinh Triệu, Thiểm Tây (Trung Quốc). Đỗ tiến sĩ năm 828 đời Đường Văn Tông. Làm quan từ chức Tiết độ sứ Hoài Nam, Giám sát Ngự sử tại Lạc Dương. Sau bị đổi làm Thứ sử Hoàng Châu. Về triều, làm Khảo công lang, Tri chế cáo, rồi làm Trung thư xá nhân.

Ông là tác giả bài A Phòng cung phủ nổi tiếng.

4 Ý Nghĩa Mọi Thứ Trên Đời
” Trong bài giảng thứ nhất tôi sẽ nói về bản chất của khoa học và sẽ nhấn mạnh đặc biệt đến sự hiện hữu của hoài nghi và bất xác định. Trong bài giảng thứ hai tôi sẽ thảo luận về sự tác động của các quan điểm khoa học lên các vấn đề chính trị, đặc biệt là vấn đề những kẻ thù của quốc gia và vấn đề tôn giáo. Còn trong bài giảng thứ ba tôi sẽ mô tả xã hội trông cậy và tôi thế nào-hẳn tôi đã có thể nói xã hội trông cậy vào một nhà khoa học như thế nào, nhưng tôi chỉ nói trông cậy vào tôi như thế nào mà thôi-và những phát minh khoa học trong tương lai có thể gây ra điều gì về phương diện các vấn đề xã hội.”

5 Những Cuốn Sách Làm Thay Đổi Thế Giới
Qua bao thiên niên kỷ, sách quả thật đã nói lên khả năng lưu giữ tương đối bền bỉ và phổ biến sâu rộng nhất những giá trị tinh thần vô giá của nhân loại. Kho tàng trí tuệ của loài người trong sách không phải chỉ để chiêm ngưỡng; mà chính từ sách, trong sách đã mang đến cho con người một năng lực mới, một trình độ mới, một sự phát triển mới. Xa hơn thế, ngày nay chúng ta còn nhận ra rằng có những cuốn sách đã sử dụng ngôn từ như là vũ khí có sức “công phá” cho cả điều xấu lẫn điều tốt trong suốt dòng chảy lịch sử loài người.

“Những cuốn sách làm thay đổi thế giới” là một công trình chọn lọc kỹ lưỡng, công phu, đầy trách nhiệm. Tác giả đã tham khảo nhiều cuốn sách có cùng chủ đề đã xuất bản trước đó (những năm 1939, 1945, 1953) để cuối cùng quyết định dừng lại ở tiêu chuẩn quan trọng nhất: sách phải có ảnh hưởng to lớn, sâu sắc và liên tục đến suy nghĩ và hành động của con người ở phần lớn thế giới, nghĩa là nó đã xoay chuyển xu hướng của xã hội một cách đáng kể nhất trên các bình diện lịch sử, văn hóa, văn minh và các tư tưởng khoa học trong suốt một thời gian dài được ghi nhận.

Chỉ đọc một cuốn sách này, độc giả đã có cơ hội nắm bắt được những cột mốc quan trọng, dòng xoáy quyết định làm biến đổi diện mạo đời sống vật chất lẫn tinh thần của cả nhân loại.

6 Kinh Nghiệm Đời Văn

Kể các truyện của Caldwell, thì truyện Tobacco Road là cuốn truyện mà cách quan sát miền Nam của ông đảo ngược hẳn cách nhìn của Faulkner. Ông không chịu diễn tả những tình trạng phủ phàng hay thống khổ nhất bằng lời lẽ mạnh bạo, ồn ào: không có chút gì là bi thảm, không có chút gì là khắc khoải, người ta có thể nói rằng ông không ý thức được sự thống khổ nữa – mà có lẽ vì không nói đến cho nên người đọc càng kinh ngạc, tình trạng càng trở nên gay go.

Dẫu sao, cuốn sách cũng tượng trưng cho một thực hiện tài tình của trí tưởng tượng, nhiều sự thật đem phóng đại và biến đổi đi đã trở thành những nét chấm phá gần như quái dị. Trước hết chúng ta nhận thấy truyện của ông đụng chạm đến những tập quán đạo đức và tâm lý của chúng ta, nhưng rồi chúng ta bị lôi cuốn theo động tác của câu chuyện hào hứng, theo những câu đối thoại đầm đà, giọng văn táo bạo, đầy sinh khí. Sau cùng cúng ta chia sẻ với tác giả niềm vui khi kể ra những mẩu chuyện “hóm hỉnh”

God’s Little Acre có lẽ là truyện hay nhất của Caldwell, khuynh hướng tiếu lâm không ngăn cản ông giữ được vẻ hiện thực chân thành làm cho chúng ta mến yêu các nhân vật và thông cảm với tính chất “người” của họ.

7 Về Trí Thức Nga – Tập Tiểu Luận Về Tầng Lớp Trí Thức Nga
Ở nước ta hiện nay, trí thức thường được hiểu là những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng thế nào là một trí thức thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể nhiều cá nhân trí thức, nhưng điều kiện chính trị – kinh tế – xã hội đã cho phép họ tự hình thành một tầng lớp xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Phẩm tính của họ là gì? Vai trò và tránh nhiệm của họ trong tiến trình phát triển của dân tộc như thế nào?…

Mỗi câu hỏi trên đây đều đặt ra một vấn đề thảo luận rất nghiêm túc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình đổi mới – hội nhập – phát triể của đất nước. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá X của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra Nghị quyết về vấn đề trí thức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý kiến rộng rãi về chủ đề này.

Bạn đọc sẽ nhận thấy các tác giả Nga có nhiều cách hiểu khác nhau về danh xưng trí thức. Ivanov-Razumnik và nhất là Likhachev nhấn mạnh phạm trù đạo đức trong định nghĩa trí thức, trong khi các tác giả khác hiểu giới trí thức như một tầng lớp xã hội với một số đặc thù nhất định bao gồm cả tốt và xấu về mặt đạo đức. Tuy nhiên, phần nhiều các tác giả đều thừa nhận có những cách hiểu khác nhau về trí thức. Tôi nghĩ rằng chẳng có mấy ai bổ ích trong việc đi tìm một định nghĩa chính xác cho khái niệm trí thức để mọi người đều chấp nhận. Nhưng để cho việc thảo luận khỏi rơi vào tình trạng bất xác định thì buộc phải đưa ra một cách hiểu về trí thức Nga, dù tuyệt nhiên không có tham vọng áp đặt cách hiểu ấy cho mọi người. Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo nghĩa một nhóm người tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại tương đối mật thiết và thống nhất (giống như một phần định nghĩa của Ivanov-Razumnik). Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có học thức nhất định, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng (có thể rộng hẹp khác nhau như: giai cấp vô sản, nhân dân Nga hay toàn nhân loại) và có thái độ dấn thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng. Trong cách hiểu này không bao hàm một đánh giá đạo đức nào cho danh xưng trí thức. Tác động tốt xấu thế nào của trí thức Nga trong mỗi giai đoạn lịch sử, ta hãy để cho hậu thế xem xét.

8 Căn Phòng Riêng – Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới

“Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình.”

Căn phòng riêng – cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 – đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng.

Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ – những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vốc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ.

Căn phòng riêng, bởi tính chất đặt vấn đề quan trọng của nó, đã được xem như là cuốn sách đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền luận trong văn học. Rộng hơn, nó được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan toả rộng rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hoá – khúc ngoặt nữ quyền (feminist turn), có thể nói như vậy – để dùng một thuật ngữ chỉ sự thay đổi động hình nhận thức của con người trong tiến trình tư tưởng.

Được manh nha từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tại Anh và Mỹ, nữ quyền luận dấy lên thành trào lưu gây được ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bắt đầu từ thập niên 60 thế kỷ trước. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ nữ được can dự, định nghĩa lại về người phụ nữ, giải cấu trúc những biểu tượng định kiến về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội… Có thể thấy những chủ đề quan trọng đó của nữ quyền luận đều đã được Virginia Woolf gợi mở trong cuốn sách này.

Virginia Woolf được xem là một trong số những “tượng đài” kỳ vĩ của văn học hiện đại chủ nghĩa, bên cạnh tên tuổi của những James Joyce, Marcel Proust, Franz Kafka, William Faulkner… Bằng sự độc đáo và niềm đam mê sáng tạo vô bờ bến, bản thân cuộc đời và sự nghiệp của Virginia Woolf đã trả lời cho câu hỏi về năng lực của người phụ nữ mà cuốn sách “Căn phòng riêng” đã nêu ra. Nó cho thấy một Virginia Woolf không chỉ táo bạo trong tư tưởng mà còn hết sức phóng khoáng, tự do trong bút pháp khi làm mờ đi ranh giới giữa tiểu luận và hư cấu, triết lý và tự sự. Đây là cuốn sách đầu tiên của Virginia Woolf được dịch sang tiếng Việt, có ý nghĩa như một chỉ dẫn để từ đó độc giả có thâm nhập vào thế giới nghệ thuật phức tạp và nhiều bí ẩn của bà trong các kiệt tác Về phía ngọn hải đăng (To the Lighrthouse), Bà Dalloway (Mrs Dalloway)…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN