Top 6 tựa sách hay về ý chí được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1683
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về ý chí được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Cuộc Sống Không Giới Hạn – Câu Chuyện Diệu Kỳ Của Chàng Trai Đặc Biệt Nhất Hành Tinh

Chàng thanh niên Nick người Úc, sinh năm 1982, đã bước vào cuộc sống này với hoàn cảnh vô cùng đặc biệt và nghiệt ngã – Không có cả tay lẫn chân ngay từ lúc chào đời.

Vượt lên tất cả, Nick đã sống một cuộc sống tuyệt vời, đã truyền cảm hứng và thái độ sống tích cực cho hàng triệu triệu thanh niên trên hành tinh này, đã là động lực giúp rất nhiều người biến ước mơ thành hiện thực. Hiện Nick là chủ tịch và CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs và là Giám đốc công ty thái độ sống Attitude is Altitude.

“Dù bạn có vấp ngã hàng trăm lần – Đừng tuyệt vọng – Đừng bỏ cuộc – Hãy đứng dậy!

Hơn ai hết, tôi cũng đã từng rất tuyệt vọng, đã từng muốn tự tử, trốn chạy khỏi cuộc đời, và rất nhiều lần định bỏ cuộc, buông xuôi…Nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy – Sau hàng ngàn lần ngã….”

MỤC LỤC

1. HÃY ĐỂ CHÍNH MÌNH LÀ ĐIỀU KỲ DIỆU

2. KHÔNG CÓ TAY, KHÔNG CHÂN, KHÔNG GIỚI HẠN

3. CÓ NIỀM TIN, CÓ TẤT CẢ

4. HÃY YÊU CON NGƯỜI NHƯ VỐN CÓ CỦA BẠN

5. ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA THÁI ĐỘ TÍCH CỰC

6. KHÔNG TAY NHỮNG KHÔNG CHIẾN BẠI

7. HÃY ĐỨNG DẬY SAU VẤP NGÃ

8. CẬU HỌC TRÒ MỚI TRỐN TRONG BỤI CÂY

9. HÃY TIN NGƯỜI KHÁC DÙ ÍT HAY NHIỀU

10. NẮM BẮT CƠ HỘI

11. NHỮNG QUY TẮC ĐIÊN RỒ

12. THỰC HIỆN SỨ MỆNH CỦA MÌNH

2 Không Gục Ngã (Tự Truyện Của Nguyễn Bích Lan)

Không gục ngã là cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả Nguyễn Bích Lan chính là dịch giả cho hai quyển sách “Cuộc sống không giới hạn” và “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” của Nick Vujicic rất nổi tiếng. Hai quyển sách trên cùng tự truyện của Bích Lan đều là những cuốn sách về nghị lực sống của những con người gặp phải những khó khăn và những thử thách rất to lớn của cuộc đời. Qua đó, Bích Lan muốn đưa đến cho cuộc sống này những thông điệp tốt đẹp nhất, như lời cuối truyện của chị:

“Hy vọng không ở đâu xa, hy vọng ở ngay trong mỗi chúng ta. Vậy nên hãy tạo ra hy vọng cho chính mình để truyền hy vọng cho những người chúng ta yêu thương. Trong những lúc khó khăn, gian nguy, nếu không có niềm hy vọng, chúng ta sẽ gục ngã.”

Không ai mong muốn cuộc đời mình trở nên bất hạnh và khó khăn bởi bất kỳ lý do nào. Bích Lan cũng vậy. Nhưng đối với chị, việc trải qua những điều không mong đợi ấy như một màn đêm buông xuống, và chị có thể ngắm nhìn những ngôi sao – biểu tượng cho những điều tốt đẹp, những hy vọng và khát khao được tiếp tục sống và vượt qua tất cả.

Không gục ngã là tiêu đề quyển sách, cũng là lời Bích Lan tự nói với bản thân cũng như với những ai cần động lực để đối mặt với những rủi ro, những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Trải qua một tuổi thơ nghịch ngợm, sống động và tươi đẹp, những tưởng mọi thứ đã đóng lại với Bích Lan ở ngưỡng cửa mười ba với căn bệnh loạn dưỡng cơ. Nhưng ai đó đã nói: cuộc sống này cổ tích có nhiều lắm, tại vì ta chưa thấy thôi. Bích Lan đã sống một cuộc sống với một tinh thần đáng khâm phục – một cổ tích có thực về nghị lực sống của con người. Chị đã dùng cuộc đời của bản thân để minh chứng cho những giá trị của sức mạnh tinh thần và tình yêu thương của con người.

Với Không gục ngã, Bích Lan dẫn chúng ta vào miền ký ức tuổi thơ của chị với những sự kiện rất đỗi đời thường và êm đềm, để rồi lại làm ta nhói lòng vì những đổi thay của cơ thể do bệnh tật mà có thể đánh gục bất cứ đứa trẻ nào trong hoàn cảnh của chị. Những mảng đối lập trong từng giai đoạn cuộc đời chị, từ yên bình đi đến những khổ đau do bệnh tật gây ra, rồi hy vọng và tình thương yêu giữa người với người lại hiện ra trong những lúc khốn cùng nhất, tất cả đều chứa đựng những nghị lực đáng tự hào, và những giá trị nhân văn trong cuộc sống.

3 Trái Tim Sư Tử

Với một đứa trẻ sống tại khu nhà lụp xụp giữa lòng Sài Gòn, thì “giấc mơ Hoa Kỳ” là một cái gì đó nghe rất kinh khủng. Nhưng, sau tám năm để đôi chân rong ruổi qua rất nhiều miền đất, trải dài từ châu Á huyền bí, châu Âu cổ kính cho đến châu Mỹ rực rỡ, tôi chợt giật mình nhìn lại bản thân.

Chà! Đứa nhỏ ngày xưa đã thay đổi thành một người khác hẳn với nó – của ngày hôm qua. Ban đầu tôi bối rối, nhưng rồi lại nhận thức được là con người thì ai mà chẳng thay đổi.

“Trưởng thành” cũng là một loại thay đổi đó thôi.

Thứ hay ho nhất sau những tháng ngày đi không ngừng nghỉ, là việc tôi cảm nhận được “hóa ra thế giới cũng không quá rộng lớn như mình từng tưởng tượng”. Và nếu dám mơ ước, dám sống đủ nhiệt huyết để lập kế hoạch cho ước mơ thì phần thưởng bạn nhận được sẽ là một “giấc mơ có thật”.

Mười chương của cuốn sách nho nhỏ bạn đang cầm trên tay, là bức tranh về cuộc đời tôi. Nó có rất nhiều gam màu. Từ những ngày còn đỏ hỏn trên tay mẹ, cho đến mùa hè đầu tiên ở Bắc Mỹ năm 2014, lúc tôi đang thực hiện luận văn Thạc sĩ trong chương trình học bổng Fulbright tại Đại học Penn State, Hoa Kỳ.

Hai chương đầu tiên, sẽ là phần khái quát những năm tháng tuổi thơ không-êm-đềm-lắm của tôi, trong bối cảnh Sài Gòn ở giai đoạn tái thiết sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Đó là khoảng năm 1980 đến 2000, nền kinh tế có những bước tiến dài, kéo theo sự thay đổi về quan niệm xã hội cũng như đưa người dân hòa mình vào dòng chảy toàn cầu hóa. Trong sự chuyển mình đó, dĩ nhiên không thể tránh khỏi một vài xung đột tư tưởng về việc gìn giữ, bảo tồn giá trị truyền thống và đón nhận những thứ mới mẻ hơn.

Bên trong tôi cũng có một sự xung đột.

Dĩ nhiên, so với thay đổi của xã hội thì nó chẳng là gì cả, nhưng với một đứa bé mới lớn trong giai đoạn đó thì nó lại khiến tôi phải trăn trở suy nghĩ rất nhiều. Nó là đấu tranh giữa hai bản ngã giới tính, nam và nữ. Chuyện này sẽ được kể chi tiết ở phần sau.

Những chương được đánh số từ ba đến sáu, là một kiểu như nhật ký hành trình qua kha khá đất nước của tôi. Kể ra thì có, Thụy Điển, Anh và điểm dừng chân cuối cùng là Mỹ. Tôi nhớ ngày nhỏ, có nghe câu nói: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Nhưng thực tế, càng đi nhiều tôi lại càng thấy mình… còn ít khôn quá chừng!

Ngoài cánh cửa nhà, là một thế giới mà bạn chẳng thể tưởng tượng được nó ra sao, biến hóa như thế nào.

Những miền đất xa lạ, những người lần đầu gặp trong đời, những nền văn hóa phong phú giúp tôi thay đổi và điều hướng suy nghĩ của mình. Đồng thời, lằn ranh giữa “nam” và “nữ” theo cái kiểu “chuyện này của đàn ông con trai” hay “con gái con đứa thì phải…” hoàn toàn bị xóa nhòa khỏi tâm trí tôi. Chuyện này, cũng như chuyện trước, sẽ được kể chi tiết ở phần sau.

Những chương còn lại, là ghi chép cho chuyến hành hương về Việt Nam, nơi tôi sinh ra và lý do để tôi đưa ra quyết định sẽ chọn Mỹ là đích đến tiếp theo cho hành trình cuộc đời.

“No pain no gain”, hiểu đơn giản như “Thất bại là mẹ thành công”.

Thất bại hay vấp ngã không ghê gớm, không đáng sợ. Chỉ đáng sợ là khi chúng ta không học được bất cứ thứ gì từ thất bại đó và không biết cách đứng dậy sau khi vấp ngã.

Tôi cũng đã không ít lần hoài nghi con đường đang đi là đúng hay sai, liệu mình có đủ sức để đi tiếp hay không, thậm chí có lúc mịt mù tự hỏi, “Cuối chặng đường này là thứ gì đang đợi?” Cũng đã có lúc cảm thấy cuộc sống ở đất nước không phải là quê hương sao khắc nghiệt đến kinh khủng, thèm một vòng tay, thèm cảm giác được thả mình xuống cái giường quen thuộc tại nhà, à không, chính xác là tại “gia đình”. Nhưng rồi khi những cảm giác yếu lòng đó thoảng đi, tôi hiểu nếu những cảm giác đó là cái giá xứng đáng phải trả để tiếp cận nền giáo dục toàn cầu, được nhìn ngắm thế giới, được trở thành người tổ chức Viet Pride đầu tiên tại Việt Nam, trở thành một “đại sứ” Fulbright ở Mỹ, được gặp những con người tuyệt vời ở khắp nơi, nhiều trong số họ đã trở thành gia đình thứ hai, thứ ba của tôi, đã yêu thương tôi với đầy đủ những cung bậc chân thực nhất lẫn bao nhiêu hành trình dài rộng buồn vui, thành công và cả mất mát mà tôi đã trải. Và còn hằng hà sa số những điều thú vị khác đang chờ tôi ở con đường phía trước nữa.

4 Nơi Nào Có ý Chí Nơi Đó Có Con Đường

Bộ sách về ý chí có thể vượt qua mọi thử thách cuộc sống

NƠI NÀO CÓ Ý CHÍ NƠI ĐÓ CÓ CON ĐƯỜNG – Cho dù bất kỳ điều gì xảy ra – chỉ cần bạn có ý chí

Chúng ta đã từng nghe nói về sức mạnh của ý chí và niềm tin. Chúng ta đã từng ngạc nhiên với những con người có nghị lực và ý chí phi thường – những người đã thực hiện và vượt qua những điều tưởng chừng như không thể.

Lòng quyết tâm giúp chúng ta vượt qua những rào cản tiềm ẩn trong mỗi cá nhân: sự thiếu tự tin, cách suy nghĩ, thái độ sống không tích cực và nhiều hạn chế khác. Chỉ cần một ý chí kiên định, một sự quyết tâm không gì lay chuyển, chúng ta sẽ làm nên điều kỳ diệu, tạo nên những kỳ tích.

Qua từng trang sách trong “Nơi nào có ý chí – nơi đó có con đường” 1&2, chúng ta sẽ lần lượt gặp gỡ những con người với những hoàn cảnh, ước mơ và mục đích sống khác nhau. Nhưng điều chung nhất giữa họ là lòng quyết tâm và ý chí vượt qua những thử thách và nghịch cảnh.

Đó là câu chuyện về một cô gái không thể cất tiếng nói cũng như không nhìn thấy ánh sáng từ khi còn nằm trong nôi đã trở thành một diễn giả có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.

Đó là câu chuyện về một người mang chứng bệnh hiểm nghèo khiến toàn thân bất động nhưng vẫn có những phát kiến khoa học làm thay đổi nhận thức của thế giới trong hiện tại và cả tương lai.

Đó là câu chuyện về một vận động viên vô địch thế giới đã chinh phục khán giả bằng những bước chân thần tốc đã từng bị tê liệt hoàn toàn mười tám năm trước đó.

Đó là câu chuyện về người nhạc sĩ bị mất thính lực nhưng vẫn sáng tác nên những bản giao hưởng bất hủ, được xưng tụng là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc nhân loại.

Những con người này đã từng vật lộn với số phận, từng vấp ngã, từng hứng chịu nhiều thất bại. Nhưng họ đã tự vực mình đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ. Những gian truân, thử thách càng hun đúc thêm lòng quyết tâm và mang lại cho họ những trải nghiệm quý báu hơn.

Hy vọng câu chuyện của những con người đầy nghị lực trong hai tập sách “Nơi Nào Có Ý Chí – Nơi Đó Có Con Đường” sẽ khơi dậy và thôi thúc những ước mơ, những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, giúp bạn vượt qua được những thử thách cuộc sống và có được những tính cách để trở thành một người không biết đầu hàng số phận.

5 Ý Chí Ngoài Đường Đua – Hành Trình Trở Về Từ Cõi Chết

Năm 2009, Tour De France nồng nhiệt chào đón sự trở lại của huyền thoại xe đạp Lance Armstrong – nhà vô địch 7 lần liên tiếp của giải đua xe đạp khắc nghiệt nhất hành tinh. Tuy chỉ về vị trí thứ ba nhưng điều này không làm cho Lance này bị lu mờ.

Lance Armstrong không chỉ được biết đến như một huyền thoại trong làng đua xe đạp thế giới với rất nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ mà còn vì ý chí và nghị lực kiên cường của anh. Năm 25 tuổi, Lance được chẩn đoán mắc bệnh ung thư khi cuộc sống và sự nghiệp đang trải dài phía trước. Không đầu hàng trước căn bệnh hiểm nghèo và số phận nghiệt ngã, Lance đã chiến đấu bằng tất cả ý chí và nghị lực để giành lại sự sống cũng như tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Không chỉ dừng lại đó, anh còn giúp đỡ và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với nhiều bệnh nhân ung thư khác.

6 Ý Chí Sắt Đá

“Cuộc du học của Huyền Trang thích thú vô cùng. Tới đâu ông cũng gặp những di tích của đạo Phật, tha hồ mà đọc kinh điển, mà thảo luận với các pháp sư và thỉnh giáo các vị tu hành uyên bác.

Ông sống non mười năm ở Ấn, có dịp đi khắp nơi, được trông thấy bao nhiêu điều lạ, rồi bẩm sinh có óc nhận xét tinh tế, ghi cả lại trong du kí, thành một mớ tài liệu rất quí giá chẳng những giúp người Trung Hoa thời đó mà còn giúp những học giả thời nay hiểu Ấn Độ nữa. Chính René Grousset, tác giả cuốn Sur les traces de Bouddha cũng phải thán phục tài nhận xét của ông, coi ông vào hạng bác học danh tiếng nhất thời cổ”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN