Hiệu ứng nhà kính với sự thay đổi về môi trường sống đang khiến cho các nguồn nhiên liệu sống ngày càng cạn kiện và các hồ nước ngọt trên thế giới cũng đang trong quá trình đó . Dù các hồ nước ngọt dưới đây đang được xem là các hồ nước ngọt lớn nhất thế giới , nhưng không chừng sau vài năm nữa , danh sách dưới đây có thể lại thay đổi.
1.Lake Superior
Hồ Superior (được gọi là Gichigami trong tiếng Ojibwa), kề cận với tỉnh Ontario (Canada) và tiểu bang Mỹ Minnesota về phía bắc và với hai tiểu bang Wisconsin và Michigan về phía nam, là hồ lớn và sâu nhất của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và lớn thứ ba thế giới (sau biển Caspi và hồ Baikal).
Nhưng nó được gọi là Gichigami (“nước lớn”) trong tiếng Ojibwa, nhưng hồ này nổi tiếng hơn dưới tên “Gitche Gumee” do Thơ ca Hiawatha của Henry Wadsworth Longfellow. Các nhà thám hiểm Pháp đặt tên lac Supérieur (hồ Thượng) cho hồ này vì nó là hồ cực bắc của Ngũ Đại Hồ.
Hồ Superior là hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới theo diện tích mặt nước, hồ Baikal ở Siberia lớn hơn theo thể tích. (Hồ Tanganyika ở miền trung Phi Châu có thể tích ước lượng là 18.900 km³, còn biển Caspi, trong khi nó lớn hơn, chứa đựng nước biển.)
Hồ Superior có diện tích mặt nước là 82.100 km² (hay 31.700 dặm vuông) – lớn hơn tiểu bang Nam Carolina. Chiều dài của nó tới 563 km (350 dặm) và chiều ngang cực đại là 257 km (160 dặm). Độ sâu trung bình của nó là 147 m (483 foot) và độ sâu cực đại là 406 m (1.332 foot). Hồ Superior chứa đựng 12.232 km³ nước (2.935 dặm khối nước). Bờ biển của hồ này kéo dài là 4.385 km (2.726 dặm), khi tính vào bờ biển của các đảo nằm trên hồ. Độ cao của hồ này là 183 m (602 foot) trên mặt biển.
2.Lake Victoria
Hồ Victoria có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km. Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới. Hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Nửa phía bắc thuộc Uganda, nửa phía nam thuộc Tanzania, và một phần đông bắc thuộc Kenya.
Hồ Victoria nằm ở của châu Phi và có độ sâu lớn nhất 84 m (276 ft) và độ sâu trung bình 40 m (130 ft). Lưu vực của nó là 184.000 km2. Hổ có chu vi 4.828 km (3.000 mi), với các đảo chiếm 3,7% chiều dài này,và nó thuộc 3 quốc gia: Kenya (6% hay 4,100 km2 hoặc 1,583 sq mi), Uganda (45% hay 31,000 km2 hoặc 11,969 sq mi) và Tanzania (49% hay 33,700 km2 hoặc 13,012 sq mi).
3.Lake Huron
Hồ Huron, về phía tây giáp bang Michigan, Hoa Kỳ, và về phía đông giáp tỉnh Ontario, Canada, là một trong 5 Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ. Tên gọi của hồ xuất phát từ các nhà thám hiểm Pháp đã đặt tên nó căn cứ theo dân tộc Huron sống trong khu vực. Hồ Huron nằm ở biên giới Hoa Kỳ và Canada.
Hồ Huron (44.8° N, 82.4° W) là hồ lớn thứ hai trong Ngũ Đại Hồ, với diện tích bề mặt 23.010 dặm vuông (59.596 km²)—gần bằng kích thước của tiểu bang Tây Virginia, là hồ nước ngọt lớn thứ 3 trên Trái Đất (hồ lớn thứ 4 nếu hồ nước mặt Biển Caspi được tính). Nó chứ 850 dặm khối (3.540 km³) nước, và có bờ hồ dài 3.827 dặm (6.157 km).
Mặt Hồ Huron cao 577 foot (176 m) trên mực nước biển. Chiều sâu trung bình của hồ là 195 foot (59 m), còn chiều sâu tối đa là 750 foot (229 m). Nó có chiều dài 206 dặm (332 km) và chiều rộng 183 dặm (245 km).
4.Lake Michigan
Hồ Michigan là một trong 5 Hồ Lớn của Bắc Mỹ, và là hồ duy nhất trong 5 hồ nằm hoàn toàn bên trong Hoa Kỳ. Nó tiếp giáp với, từ tây qua đông, các tiểu bang sau: Wisconsin, Illinois, Indiana, và Michigan. Từ “Michigan” có ban đầu được sử dụng để nó đến bản thân hồ, và người ta tin rằng nó có gốc từ một từ In điêng Ojibwa mishigami, có nghĩa là “đại hồ.”
Hồ Michigan (44° N, 87° W) là hồ duy nhất trong Ngũ Đại Hồ nằm hoàn toàn trong nước Mỹ; các hồ kia nằm giữa Mỹ và Canada. Hồ này có diện tích 22.400 dặm vuông (58.016 km²), là hồ nước ngọt lớn nhất Hoa Kỳ, hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong một quốc gia (theo diện tích bề mặt; Hồ Baikal ở Nga, thì lớn nhất về lượng nước), và là hồ lớn thứ 5 thế giới. Hồ dài 307 dặm (494 km) và rộng 118 dặm (190 km) với một đường bờ nước dài 1.640 dặm (2.633 km). Độ sâu trung bình của hồ là 279 foot (85 m), còn nơi sâu nhất là 923 foot (281 m). Nó chứa một lượng nước 1.180 dặm khối (4.918 km khối). Bề mặt của nó bình quân 577 foot (176 m) trên mực nước biển, giống như Hồ Huron, mà nó được nối đến thông qua Eo Mackinac.
5.Lake Aral
Biển Aral hiện này đã mất 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước. Năm 1960, nó là hồ lớn thứ tư thế giới với khoảng 68 nghìn km² và 1.100 tỷ mét khối nước (1.100 km^3 khối). Đến năm 1998, hồ chỉ còn đứng thứ 8 với diện tích 28.687 km². Trong cùng khoảng thời gian trên, nồng độ muối của hồ tăng từ 10g/lít lên 45g/lít. Năm 2004, diện tích hồ còn 17.160 km vuông, tương đương 25% diện tích ban đầu và vẫn thu hẹp.
Việc phát hiện nguồn nước ngầm đổ vào hồ gần đây cũng không bù đắp nổi lượng nước cần thiết để ngăn chặn sự mất nước. Nguồn bổ sung 4 tỷ m³ hàng năm này lớn hơn ước đoán trước đây. Đó là dòng nước từ các dãy núi Pamir và Thiên Sơn đổ vào qua các lớp địa tầng có cấu trúc đứt gãy ở đáy hồ.
Năm 1987, biển Aral bị phân cách thành hai bởi mực nước tụt xuống. Một kênh đào được hình thành để nối hai phần hồ nhưng đến năm 1999, kênh này đã không còn tác dụng khi nước tiếp tục hạ thấp. Năm 2003, phần hồ phía nam (Aral Nam) tiếp tục bị phân chia thành phần phía đông và phía tây. Cũng từ năm này, lượng nước mất mát khỏi phần hồ phía bắc (Aral Bắc) đã phần nào bị hạn chế.