Top 6 quyển sách về văn học của tác giả Hoài Anh được mua nhiều nhất hiện nay

0
1480
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách về kinh tế của tác giả Sơn Nam được mua nhiều nhất hiện nay 6 quyển sách về văn học của tác giả Hoài Anh được mua nhiều nhất hiện nay

1 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 12: Chiến Luỹ Tháp Mười (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
…Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi “Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù kia thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy?” Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. Ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…

“Chiến Luỹ Tháp Mười”:
Ngọn đuốc lá dừa truyền từ tay Trương Định qua Thiên Hộ Võ Duy Dương, Đốc Binh Kiều, rồi đến Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,… Triều đình Huế đầu hàng giặc nhưng nhân dân Nam Kỳ đồng lòng bất khuất. Thiên Hộ Dương lập chiến khu ở Đồng Tháp Mười, đánh cho giặc Pháp nhiều trận thất điên bát đảo. Sau khi tên phản bội Phạm Công Khanh dẫn đừơng cho Pháp đánh đồn Tiền, nghĩa quân phải tạm rút lui. Thiên hộ Dương giao binh quyền cho đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, tung tin ông ra Huế xin quân cứu viện, nhưng kỳ thực là ông đi liên lạc với các đám nghĩa quân ở khắp nơi, huấn luyện những hàng binh Âu Phi, trong đó có người Pháp Linguet và những người lính Tagals gồm người Angiêri, Marốc, Tuynidi,… Cuối cùng ông mang đội quân chí nguyện đó phối hợp cùng đại quân thình lình xuất hiện, đánh đồn giặc ở Cần Lố, tiêu diệt quân Pháp và bọn tay sai phản bội, mở thông con đường tiếp tế lương thực vũ khí cho căn cứ trung tâm Đồng Tháp. Hoài Anh là người rất yêu thiên nhiên và con người Nam Bộ. Tiểu thuyết “Chiếc luỹ Tháp mười ” đã chứng tỏ điều đó.

2 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 10: Vua Minh Mạng (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
…Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi “Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù kia thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy?” Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. Ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…

“Vua Minh Mạng “:
Có một thời kỳ, khi viết sử và giảng sử, chúng ta đánh giá về Nhà Nguyễn chưa công bằng, chưa khách quan, khoa học. Hoài Anh trong tác phẩm này đề cao vua Minh Mạng là người tư chất thông minh, hiếu học, ham hiểu biết. Nhà vua rất quan tâm học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Trong việc dùng người, Minh Mạng đặc biệt chú ý đến học thức. Ngay sau khi lên ngôi, nhà vua củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý đất nước. Năm Tân Mão, 1831, Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn, chia cả nước làm ba mươi mốt tỉnh, có cương vực địa và địa hình khá hợp lý.

Minh Mạng thiết lập được chế độ trung ương tập quyền ở Việt Nam, hạn chế quyền hành các thế lực địa phương. Thời Minh Mạng, đất nước ta rộng nhất. Các nước Ai Lao, Chân Lạp đều quy phục. Người Xiêm cũng không dám gây hấn. Các thể chế luật pháp, được xây dựng quy mô, Có thể gọi Minh Mạng là kiến trúc sư của nước Đại Nam, tượng trưng cho chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ. Hoài Anh dùng hình tượng Cửu đỉnh để nói lên thế vững mạnh của nước ta thời đó. Tác phẩm thể hiện xung khắc giữa tư tưởng pháp trị và tư tưởng nhân đạo; ca ngợi những nhân vật ủng hộ đường lối chính sách của Minh Mạng như Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương; phê phán những nhân vật chống lại chính sách đó như Lê Chất… Riêng với Lê Văn Duyệt, tác giả có sự đánh giá đúng mức, sức thuyết phục cao.

Tiểu thuyết “Vua Minh Mạng” vạch rõ âm mưu của vua Louis XVIII, De Richelieu… sử dụng Chaigneau và các thừa sai, linh mục Gia tô giáo làm tay trong để xâm lược nước ta. Tác giả khai thác chất liệu của Pháp để làm chất liệu tiểu thuyết. Có không ít người xưa nay đổ lỗi cho Minh Mạng vì chủ trương bế quan tỏa cảng và cấm đạo, cho nên Pháp đánh Việt Nam không thể đỗ lỗi như vậy.Minh Mạng vâng theo lời vua Gia Long, cảnh giác với âm mưu xâm lược của Pháp, cảnh giác với những kẻ đội lốt tôn giáo, chứ không chống tất cả các nước ngoài, muốn giao thương, giao hảo. Bằng chứng là Minh Mạng đã từng đồng ý tiếp sứ thần Hoa Kỳ. Thế nhưng do sứ thần Mỹ chưa theo đúng thể thức ngoại giao của ta nên cuộc đàm phán giao thương không thành. Lần thứ hai sứ thần Hoa Kỳ vừa cập bến, chưa kịp mở hội nghị giao thương thì sứ thần đột ngột lâm bệnh rồi chết. Vì thế hiệp ước thông thương với Mỹ đã không được ký kết. Đó là một trớ trêu của lịch sử!

3 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 8: Lời Thề Lửa (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
“…. Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…”

“Lời Thề Lửa”:
Thời kỳ vua Lê chúa Trịnh có lẽ là thời bi hài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam buổi thoái trào. Họ Trịnh chuyên quyền ngày càng hiếp bức vua Lê. Vua Lê chỉ còn là bù nhìn. Đến thời Trịnh Giang, lại càng lộng hành, bỏ vua này lập vua khác. Trịnh Giang già tay bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ, xây cất nhiều cung quán chùa chiền phủ đệ khắp nơi, bắt dân chúng phục dịch vất vả. Hoàng tử Lê Duy Mật, con vua Dụ Tông đứng lên phát động cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Tây, sau đó rút về Thanh Hoá, lập căn cứ ở Trấn Ninh chống nhau với Trịnh ròng rã suốt ba mươi năm. Cuối cùng, bị con rễ là Lại Thế Thiều phản bội, mở cửa cho quân Trịnh lọt vào thành, nghĩa quân tan vỡ, Lê Duy Mật nhảy vào lửa tự thiêu để vẹn lời thề với dân với nước.

Trấn Ninh cũng là căn cứ đầu tiên của Nguyễn Kim khi khởi nghĩa diệt Mạc phù Lê. Trấn Ninh giáp Lào. Những nghĩa sỹ Việt Nam đã được nhân dân Lào ủng hộ. Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Lào Việt có từ lâu đời. Hoài Anh đã nhấn mạnh tính nhân dân trong cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật. Duy Mật không chỉ vì quyền lợi hoàng tộc mà còn cứu vớt nhân dân khỏi sự áp bức bóc lột tàn bạo của chính quyền Trịnh Giang.

4 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 7: Đất Thang Mộc II: Sứ Mệnh Phù Lê (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
“…. Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…”

“Đất Thang Mộc II: Sứ Mệnh Phù Lê “:
Phần II của “Đất thang mộc” mang tên: Sứ mệnh phù lê. Sau khi Nguyễn Kim, Lê Trang Tông qua đời, những người còn lại vẫn kiên trì sự nghiệp diệt Mạc phù Lê, trung hưng nhà Lê. Vua Nguyên Hoà mất, con lên nối ngôi là vua Thuận Bình, sau là Lê Trung Tông. Thuận Bình mất sớm, Trịnh Kiểm lập Duy Bang, dòng dõi Lê Trừ, anh Lê Thái Tổ lên làm vua, tức là vua Chính Trị, sau là Lê Anh Tông. Trịnh Kiểm mất, con là Trịnh Tùng lên thay, lại giết vua Chính Trị, lập vua Gia Thái lên ngôi, sau là Lê Thế Tông. Trịnh Tùng mang quân về Thăng Long diệt được nhà Mạc. Vũ Sư Thước hy sinh nhưng con là Vũ Trần Phúc vẫn đi tiếp con đường của cha hoàn thành sự nghiệp phù Lê. Mẹ Vũ Trần Phúc là công chúa Ngọc Lan, con gái Mạc Đăng Doanh, vì cứu Vũ Sư Thước nên bị vua Mạc khoét mắt, phải đi làm nghề hát rong nuôi thân, cuối cùng vào núi Yên Tử trút xác. Vũ Trần Phúc có ý định theo Nguyễn Hoàng vào mở mang vùng đất mới phía Nam…

Những tác phẩm viết theo đề tài phế lập trong văn học ta đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ trước. Thế nhưng những tác phẩm thời đó theo kết cấu chương hồi, thuật chuyện là chính, tâm trạng nhân vật thường rất sơ lược, tác giả tuỳ tiện khi hư cấu, khi sử dụng sử liệu. Đọc tiểu thuyết “Đất Thang mộc” mới thấy Hoài Anh rất tài hoa trong việc miêu tả và xử lý những tình huống, sự kiện lịch sử.

5 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 9: Mưu Sĩ Của Quang Trung: Trần Văn Kỷ (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
“…. Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…”

” Mưu Sĩ Của Quang Trung: Trần Văn Kỷ “:
Tiểu thuyết có nhân vật chính là Trần Văn Kỷ, nhưng tác phẩm đã làm sống lại cả một thời đại lẫy lừng trong lịch sử dân tộc: Thời đại Quang Trung. Kỷ là nho sĩ Thuận Hoá, từ chối không ra thi với chúa Nguyễn. Khi chúa Trịnh mang quân vào đánh Thuận Hoá, Kỷ cho rằng chúa Trịnh khá hơn chúa Nguyễn nên ra thi với chúa Trịnh, đỗ Giải nguyên. Khi ra Thăng Long chuẩn bị dự kỳ thi Hội, Kỷ mới hiểu ra chúa Trịnh cũng áp bức bóc lột dân chẳng khác gì chúa Nguyễn nên đã hưởng ứng phong trào nghĩa quân Tây Sơn diệt cả Nguyễn và Trịnh. Nguyễn Huệ phong Kỷ làm Trung thư phụng chính Kỷ thiện hầu. Kỷ đã tiến cử cho Nguyễn Huệ những nhân tài Bắc Hà như: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp… Sau đó lại giúp mưu cho Quang Trung đánh quân xâm lược. Sau ngày đại thắng, Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm… đã giúp Quang Trung trong việc xây dựng lại đất nước như lời chiếu: “Nay Trẫm cùng dân đổi mới, đưa trăm họ lên đài xuân”…

6 Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 6: Đất Thang Mộc I: Chúa Chổm (Tiểu Thuyết Lịch Sử)
“…. Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề…”

Tuyển Tập Truyện Lịch Sử Hoài Anh – Quyển 6: Đất Thang Mộc I: Chúa Chổm:
Công cuộc trung hưng nhà Lê được thể hiện qua hình ảnh tượng trưng: Đất thang mộc. Nghĩa đen là đất tăm gội của vua khi tế trời đất, thần linh, xã tắc và tổ tiên. Nghĩa bóng là nơi phân tích của một triều đại. Đất phát tích của nhà Lê là Lam Sơn, của chúa Trịnh: Sóc Sơn, của chúa Nguyễn: Gia Miêu, đều thuộc tỉnh Thanh Hoá. Thanh Hoá được coi là đất Thang mộc, cũng là hậu chiến lược của quân đội ta. Tiểu thuyết Đất Thang Mộc viết về Chúa Chổm, tức Lê Trang Tông. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Trung thần nhà Lê là Hữu điện tiền đô chỉ huy sứ An Thành hầu Nguyễn Kim lánh sang Ai Lao dấy binh khôi phục nhà Lê. Ông tìm con cháu nhà Lê là Lê Ninh, tức Chúa Chổm, con vua Chiêu Tông. Nguyễn Kim tiến hành công cuộc diệt Mạc phù Lê, nêu rõ chính thống. Được Trịnh Kiểm, vũ Sư Thước và các tướng giúp đỡ, Nguyễn Kim đem quân về đóng ở Thanh Hoá, đánh nhau với quân Mạc.Khi tiến quân ra Yên mô, Nguyễn Kim bị hàng tướng Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuộc độc chết. Dù bị Trịnh Kiểm là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết. Dù bị Trịnh Kiểm Nghi ngờ, chèn ép, Vũ Sư Thước vẫn ủng hộ Trịnh Kiểm lên làm người đứng đầu quân đội, đồng lòng phù Lê diệt Mạc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN