Top 6 tựa sách hay về marketing và bán hàng được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1765
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về marketing và bán hàng được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Ý tưởng này là của chúng mình – Huỳnh Vĩnh Sơn

” Tôi biết cuốn sách này qua một người đàn anh làm trong quảng cáo, bản thân tôi cũng là một dân học marketing chuẩn bị ra trường. Cuốn sách là một trong những cẩm nang mà tôi đang tìm hiểu để quyết định nghề sau này của mình. Có thể nói, khi đọc sách, tôi gần như yêu nghề này hơn, bởi tôi cảm nhận được chất tưng tửng, điên điên rât riêng của dân làm quảng cáo. Cuốn sách dày nhưng không khiến người ta nhàm chán, đặc biệt bằng chất giọng riêng của mình, tác giả đã hé lộ những điều đặc biệt trong dân quảng cáo, thực tế và cực kỳ gần gũi. Ví dụ như làm việc trong một agency như thế nào, cách rèn luyện để làm một copywiter giỏi, cách biến ý tưởng thành một tvc và nhiều nhiều chuyện mà chỉ dân trong nghề mới biết. Nếu bạn có ý định làm thò một chân vào ngành này, hãy đọc. Hoặc nếu bạn chẳng phải dân trong nghề, không sao, cuốn sách vẫn là một câu chuyện hay để ngẫm nghĩ. ”

” Sách mở ra những điều ai cũng biết mà chưa ai nói trong ngành quảng cáo. Giúp người đọc hiểu hơn về thế giới quảng cáo vốn khá mù tịt trong mắt sinh viên khi mới ra trường. Nhưng góc nhìn còn quá non của một người vẫn còn non trong nghề, có những góc nhìn khá phiến diện cùng cách hành văn theo kiểu teaching người khá như: đừng có ở đó mà mơ mộng, hãy thế này… hãy thế kia… “Sói ăn thịt, cừu ăn chay là chuyện thường ở huyện”, nên muốn làm “Sói Ăn Chay”. “Sói Ăn Chay” về mặt concept thì hay – là muốn làm những điều mới mẻ, những ý tưởng độc đáo, nhưng nên đặt câu hỏi là “Sói thì có ăn chay được ko?” Làm ra 1 món ăn độc đáo, sáng tạo mà “Sói” ko “nhai” nổi thì cũng đành bỏ đi rồi. “

” Sách tổng hợp các bài viết rất hài hước mà cũng rất ý nhị. Những mẩu chuyện quen thuộc, “nhức nhối” trong ngành quảng cáo được kể lại với câu chữ duyên dáng, độc đáo và “tưng tửng” của anh đã làm một người trong nghề như tôi cười ra nước mắt. Phải nói là đọc đến đâu thấm đến đấy. Nội dung sách nói về những câu chuyện “thâm cung bí sử” trong ngành quảng cáo nhưng nhờ lối viết đơn giản như nhật kí, “bình dân học vụ” mà ngay cả mẹ tôi hay các bạn “ngoại đạo” cũng rất khoái chí chuyền tay nhau đọc, đọc xong thì hiểu hơn cho nghề của mình. Cá nhân tôi thấy như thế là cuốn sách đã rất thành công rồi. Nhìn chung “Ý tưởng này là của chúng mình” là một cuốn sách rất đáng đọc cho hầu hết lứa tuổi giai tầng, là một cuốn cẩm nang đắt giá cho các bạn trẻ đang và sẽ làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo. “

2 Dốc hết trái tim – Cách Starbucks xây dựng công ty bằng từng tách cà phê – Howard Schultz

“Dốc hết trái tim” (Pour in your heart) đã quá nổi tiếng rồi, với cả những ai làm hay không làm truyền thông, với cả những ai yêu hay không yêu cafe. Và cái câu “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim” đã trở thành châm ngôn cho không ít người, như chiến lược gia về thương hiệu Đức Sơn của công ty Richard Moore chẳng hạn.

Cuốn sách này ra đời từ lâu rồi, nhưng kiểu như “Gừng càng già càng cay”, càng ngày nó càng chứng tỏ sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt. Tôi đã đọc hai lần, và lần nào cũng cảm nhận một sự thu hút đến lạ kì. Nói một cách giản đơn, cuốn sách chính là “hồi ký” của CEO Howard Schultz từ bắt đầu khởi nghiệp đến một đế chế Starbucks ngày hôm nay. Tuy nhiên, từ lúc cầm nó trên tay đến lúc gấp sách lại, tôi cảm thấy mình còn học thêm nhiều điều vô cùng bổ ích, đặc biệt là trong kinh doanh.

3 Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo – David Ogilvy

Ông chủ của công ty đã vượt qua 3.000 công ty quảng cáo khác và chiếm được lòng tin của 19 khách hàng hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo mà tổng doanh thu vượt qua doanh thu của Chính phủ Anh được giới quảng cáo kính cẩn gọi là “cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Nhưng theo chuyên gia marketing Nguyễn Thanh Sơn, không chỉ là quảng cáo, David Ogilvy là một thiên tài ở nhiều lĩnh vực.

Ông Sơn phân tích: “Trước và sau hết, ông là một người bán hàng siêu đẳng. Ông có một nghệ thuật khơi gợi cảm hứng của khách hàng để tạo ấn tượng cho mình, cách thức xây dựng một mối quan hệ đối tác bền chặt mà sau này thường biến thành mối quan hệ bạn bè dài lâu, cách thức dẫn dụ khách hàng để bán cho họ những “ý tưởng lớn” và một sự cứng đầu trở thành ám ảnh về tính hiệu quả của quảng cáo hay tiếp thị. Câu nói nổi tiếng của ông “Không bán được hàng thì nên giải nghệ” (We Sell of Else) đã trở thành phương châm của Tập đoàn Ogilvy hiện nay”.

Những người đã, đang và sẽ trở thành người bán hàng trên toàn thế giới đã có cơ hội học hỏi cách bán hàng của “người bán hàng siêu đẳng” Ogilvy, qua chính lời kể của ông. Đó không chỉ là những kinh nghiệm bán hàng quý giá dành cho những người hoạt động trong ngành quảng cáo, mà là những bài học đắt giá về nghệ thuật ứng xử và hành xử trong kinh doanh lẫn giao tiếp xã hội dành cho tất cả mọi người.

4 100 ý tưởng PR tuyệt hay – Jim Blythe

• Bạn có biết cách biến khủng hoảng thành thắng lợi?
• Bạn có viết được một thông cáo báo chí có giá trị quảng cáo không mất tiền?
• Bạn có biết cách “đánh cướp” chiến dịch PR của đối thủ và quay mũi dùi chĩa ngược lại họ?

PR là hào hứng, là cần thiết, và dễ làm – khi bạn biết cách. Hàng ngàn công ty sử dụng PR để quảng bá, để chinh phục khách hàng, để tháo ngòi nổ khủng hoảng và những mối đe dọa tiềm tàng, và để đặt tên tuổi của mình vào tầm mắt của công chúng. Jim Blythe đã tổng hợp 100 ý tưởng từ những công ty có thật, những ý tưởng đã hiệu quả hết lần này đến lần khác trong việc tạo ấn tượng đúng đắn.

Được viết một cách sinh động, 100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay cung cấp đạn dược mà bạn cần để chiến đấu với địch thủ bằng cách chiếm lấy tâm trí và tình cảm của khách hàng. Bất luận bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay làm việc cho một công ty lớn, hay bất luận bạn là lính mới với lĩnh vực PR hoặc đã ở trong nghề này lâu rồi, cuốn sách cũng có đôi điều hữu ích cho bạn.

5 Jeff Bezos và kỷ nguyên Amazon – Brad Stone

“Amazon là câu chuyện của một người sáng lập đầy tài năng đã hoàn toàn tự mình định hướng tầm nhìn chiến lược,” Eric Schmidt, chủ tịch của Google – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Amazon, phát biểu. Chính bản thân ông cũng là thành viên của dịch vụ Amazon Prime – giao hàng trong hai ngày của Amazon. “Sẽ chẳng có ví dụ nào hay hơn.

Có lẽ chỉ có thể là Apple, nhưng người ta quên rằng hầu hết mọi người tin Amazon đã sụp đổ do không đạt được quy mô kinh doanh cần thiết để trang trải kết cấu chi phí. Công ty liên tục thua lỗ hàng trăm triệu đô la.

Nhưng Jeff quả thực là người có tài ăn nói và rất thông minh. Ông là một mẫu người sáng lập doanh nghiệp có chuyên môn điển hình nên hiểu từng chi tiết nhỏ nhất và cẩn trọng xem xét mọi khía cạnh hơn bất kỳ ai.”

Mặc dù giá cổ phiếu của công ty tăng cao chóng mặt trong thời gian gần đây, nhưng Amazon vẫn là công ty ẩn chứa những vấn đề kỳ lạ. Những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán nổi tiếng là thiếu sức sống, và việc mở rộng vào thị trường và phân mục sản phẩm mới thậm chí khiến công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012.

Nhưng Phố Wall dường như không quan tâm đến số liệu này. Jeff Bezos đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc đầu tư xây dựng công ty dài hạn nên tạo dựng lòng tin từ những cổ đông. Những nhà đầu tư sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi một ngày Jeff quyết định chậm lại quá trình mở rộng và nhận được lợi nhuận bền vững.

Bezos hoàn toàn không để ý tới ý kiến của người khác. Ông có khả năng giải quyết vấn đề, có tầm nhìn bao quát của một vị tướng chỉ huy trong cuộc chiến cạnh tranh và luôn hướng tới làm hài lòng khách hàng và cung cấp dịch vụ như giao hàng miễn phí. Ông có những tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn để thúc đẩy mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực truyền thông.

Không chỉ thành lập công ty nghiên cứu vũ trụ Blue Origin của riêng mình, Bezos còn thâu tóm tờ báo gặp khó khăn Washington Post vào tháng 8 năm 2013 với giá 250 triệu đô la, một thương vụ gây choáng váng cho giới truyền thông.

Như nhiều nhân viên dưới quyền chứng thực, làm việc với Bezos rất khó khăn và vất vả. Mặc dù, nổi tiếng với nụ cười nồng nhiệt và vui vẻ, Bezos có thể nổi giận gay gắt giống như người sáng lập của Apple, Steve Jobs, người có thể làm khiếp sợ bất kỳ nhân viên nào bước vào thang máy cùng ông. Bezos theo chủ nghĩa lãnh đạo hoàn hảo, quan tâm theo dõi đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên tục cho ra những ý tưởng mới và phản ứng gay gắt với những nỗ lực làm việc không đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của ông.

Giống như Jobs, Bezos thuộc tuýp người có khả năng bóp méo thực tại – vẽ ra viễn cảnh tươi sáng đầy thuyết phục nhưng rút cuộc thì lại chẳng mấy khi khiến họ thỏa mãn về công ty. Ông thường nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nâng cao chuẩn mực trong các lĩnh vực và trên toàn thế giới với mục tiêu tập trung hướng tới khách hàng.”

Bezos và nhân viên thực sự tập trung hướng tới đem lại lợi ích cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh không ngừng với đối thủ và thậm chí với cả đối tác. Bezos thích nói rằng thị trường Amazon tham gia cạnh tranh kinh doanh rộng lớn với rất nhiều cơ hội cho nhiều công ty thành công.

Điều này có lẽ đúng, nhưng rõ ràng Amazon góp phần gây thiệt hại hoặc phá hủy những đối thủ cạnh tranh dù có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, rất nhiều trong số đó là những thương hiệu được thế giới biết đến như: Circuit City, Borders, Best Buy, Barnes & Noble.

Người Mỹ nói chung cảm thấy lo lắng về việc tập trung sức mạnh của những tập đoàn lớn, đặc biệt khi các tập đoàn đó có trụ sở ở những thành phố xa xôi. Thành công của những công ty này có thể thay đổi phong cách sống của toàn cộng đồng dân cư.

Walmart là trường hợp điển hình phải đối mặt với sự hoài nghi này cùng với những cái tên khác như Sears, Woolworth’s, và gã bán lẻ tạp phẩm khổng lồ A&P phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền có thể gây phá sản trong suốt những năm 1940. Người Mỹ đổ xô tới những nhà bán lẻ lớn vì sự tiện lợi và giá thành thấp.

Nhưng ở một mức giá nhất định, những công ty này nhận được lợi nhuận lớn gây mâu thuẫn trong cộng đồng. Chúng tôi muốn hàng hóa giá rẻ, nhưng chúng tôi cũng không thực sự muốn bất kỳ ai phải từ bỏ những cửa hàng độc lập quy mô gia đình trên những con phố hoặc những cửa hàng sách nhỏ đã kinh doanh trong nhiều thập kỷ do sự phổ biến của chuỗi cửa hàng sách như Barnes & Noble và giờ đây là Amazon.

6 Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – David Ogilvy

David Ogilvy là một trong những gương mặt nổi bật nhất của ngành quảng cáo, với danh xưng “Cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại”. Các cuốn sách ông viết về nghệ thuật quảng cáo đều là những cuốn cẩm nang gối đầu giường của những người trong ngành, từ các vị giáo sư giảng dạy tại đại học đến những người thực sự lăn lộn tiếp xúc với khách hàng thường ngày.

Họ gần như thuộc lòng những nguyên tắc và bí quyết của ông, đồng thời coi đó như kim chỉ nam trong nghề pr, marketing của mình.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, marketing từng lên ý tưởng và chắp bút cho các quảng cáo của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Hathaway, Dove, Schweppes và Rolls-Royce…, David Ogilvy đã chia sẻ những nguyên tắc của ông về quảng cáo trong cuốn Ogilvy on advertising.

Cuốn sách marketing bàn đến nhiều khía cạnh trong quảng cáo, từ những nguyên tắc đầu tiên để có thể tạo ra được một quảng cáo hiệu quả, cách thức điều hành một doanh nghiệp quảng cáo, bí quyết thu hút khách hàng, cho đến những chiến thuật quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in hay tạp chí…

Ogilvy on advertising là sách về marketing không dành cho những độc giả nghĩ rằng họ đã biết hết về quảng cáo, marketing mà dành cho những triển vọng trẻ – và những người đã có kinh nghiệm nhưng vẫn không ngừng tìm cách để cải thiện thành công trong nghề. Đây là cuốn sách vỡ lòng thẳng thắn, chân thực và không thể thiếu được đối với bất kỳ người làm quảng cáo nào.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN