Top 8 cuốn sách từ điển tiếng Việt được mua nhiều nhất hiện nay

0
6231
Vật Phẩm Phong Thủy

Bỏ qua những bận rộn ngày thường, dịp cuối tuần các bạn nên dành thời gian tự thưởng tâm hồn mình bằng những cuốn sách. Một cuốn sách hay hoàn toàn có thể giúp bạn bổ sung thêm góc nhìn mới về cuộc sống, kiến thức và ngày càng yêu đời hơn đấy! Topxephang.com xin chia sẻ với các bạn 8 cuốn sách từ điển tiếng Việt được mua nhiều nhất hiện nay

1 Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt
Chính tả là chuẩn mực hóa ngôn ngữ về mặt văn tự. Đây là một thuật ngữ Hán Việt dịch ra là viết đúng. Muốn viết đúng người viết phải hiểu các quy ước của chính văn tự đang dùng nhưng cũng phải nắm được đặc điểm của các khu vực chức năng mà phương tiện đang hoạt động. Đối với tiếng Việt, điều này có nghĩa là phải có hiểu biết nhất định về đặc điểm chữ viết, đặc điểm âm thanh và đặc điểm phân tầng chức năng của tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả tiếng Việt căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo, nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách sử dụng từ ngữ giữa các vùng miền khác nhau. Sự khác biệt về cách phát âm đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba vùng phương ngữ khác nhau: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Mỗi vùng phương ngữ có những đặc điểm phát âm tiếng Việt khác nhau đã tạo nên ba giọng nói khác nhau: giọng miền Bắc, giọng miền Trung và giọng miền Nam. Chẳng hạn, đặc điểm nổi bật của phương ngữ Bắc Bộ là sự phát âm không phân biệt các từ có phụ âm đầu là s và x (sương – xương), tr và ch (trồng – chồng), gi với d/r (gia đình – da thịt – ra đi), phát âm lẫn lộn các phụ âm l và n (lợn – nợn, nón – lón). Đặc điểm của phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ là không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, không phân biệt các âm tiết có âm cuối là n và ng (bàn – bàng), ch và t (kịch – kịt), t và c (mặt – mặc), nh và n (canh – căn), các từ có âm đầu là d và v (dề – về), các từ có vần ai và ay (tai – tay), v.v…

Sự khác biệt trong cách phát âm đặc trưng cho từng vùng phương ngữ so với phát âm chuẩn của tiếng Việt là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có hai loại lỗi chính tả cơ bản: viết sai về nguyên tắc chính tả hiện hành và viết sai do phát âm không đúng chuẩn. Ngữ âm chuẩn (còn gọi là chính âm) là cách phát âm chuẩn mực của một ngôn ngữ. Đó là ngữ âm của thành phần ngôn ngữ tiêu biểu cho một quốc gia được sử dụng trong các giao tiếp chính thức trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, khoa học, kinh tế, văn hóa, giáo dục,…được tất cả các địa phương và toàn thể xã hội tuân theo. Sự hoạt động của quy tắc chính tả và quy tắc chính âm được thực hiện trong các môi trường khác nhau và đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cũng như tính hiện thực hoá của chúng. Nếu như quy tắc chính tả có thể dễ được xã hội đi tới thống nhất và thực hiện do chỗ viết là một công việc mang tính hoàn toàn có ý thức và có thể được kiểm soát tập trung qua các chiến lược in ấn, qua sách giáo khoa, qua báo chí, thì các quy tắc chính âm lại rất khó có một sự nhất trí như vậy. Vấn đề là ở chỗ sự hiện thực hoá phát âm luôn chịu tác động to lớn, một cách vô thức, từ các đặc điểm vùng và lớp xã hội. Cả nước có thể viết giống nhau nhưng khó có thể nói được như nhau. Trong tình hình hiện nay, vì vậy, chuẩn hoá về chữ viết không thể chờ vào thành quả của chuẩn hoá phát âm và tuân theo cái nguyên tắc: “chỉ phát âm đúng thì mới có thể viết đúng”. Người ta hoàn toàn có thể chuẩn hoá chính tả một cách độc lập trên cơ sở một tiếng Việt văn hoá đã có một quá khứ nhất trí cao về mặt này. Dĩ nhiên, do tình trạng phát triển không đồng đều các tầng chức năng của tiếng Việt hiện nay, các quy tắc chính tả cũng cần phải có những dung sai nhất định trong tham chiếu với các vùng chức năng khác nhau. Ngay chính tả cũng cần một thái độ bao dung đa chuẩn mực. Sự cần thiết của việc chuẩn chính tả dù đã được bàn luận đến từ lâu nhưng luôn luôn là vấn đề thời sự đối với bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, khúc mắc trong chuẩn hóa chính tả tiếng Việt cần phải được giải quyết. Vẫn còn nhiều những sự khác biệt, dị biệt về cách viết một từ hay một thuật ngữ được phơi bày trên các mặt báo, trên các thông báo của các cơ quan Nhà nước và ngay cả trong các từ điển tiếng Việt hay song ngữ Việt – nước ngoài.

2 Từ Điển Thành Ngữ & Tục Ngữ Việt Nam
Hiểu và vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ và các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta biết nói đúng và viết đúng, để có thể tiến tới nói hay và viết hay. Sự ra đời của cuốn từ điển này không nằm ngoài mục đích đó.

Cuốn sách này sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên nắm vững hơn nội dung cụ thể của từng thành ngữ, tục ngữ; để trên cơ sở đó, vừa bổ sung kiến thức, vừa vận dụng vào cách nói, cách viết của mình được trong sáng hơn, hiệu quả hơn.

3 Từ Điển Tiếng Việt Dành Cho Học Sinh Tiểu Học
– Biên soạn chọn lọc một cách đầy đủ, ngắn gọn từ nhiều từ điển Tiếng Việt khác nhau.

– Dễ dàng tra cứu, sắp xếp từ khoa học, hợp lý

– Định nghĩa và ví dụ minh họa gần gũi với đời sống, giúp các em tiếp nhận kiến thức dễ dàng.

4 Sổ Tay Điển Cố Tiếng Việt Dành Cho Học Sinh
Cuốn Sổ tay điển cố tiếng Việt (dành cho học sinh) nằm trong hệ thống sách công cụ dùng để tra cứu, nghiên cứu, hỗ trợ việc học tập, giảng dạy môn Tiếng Việt và Ngữ văn nói chung.

Trong văn học trung đại (còn gọi là văn học cổ) của Việt Nam, cả văn thơ chữ Hán và chữ Nôm đều sử dụng điển cố. Đối với các tác giả cổ điển, dùng điển cố là cách “dùng ít lời mà nói được nhiều ý”. Điển cố được xem như biện pháp tu từ đặc biệt giúp nhà văn, nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng mà sinh động, đồng thời điển cố còn làm cho việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật được cô đọng, hàm súc, đạt được “ý tại ngôn ngoại”, bảo đảm cho tác phẩm có kết cấu ngắn gọn, súc tích, hợp lí, nhất là khi làm các thể thơ có niêm luật chặt chẽ (Đường luật), hoặc câu đối.

Song, việc sử dụng điển cố khiến người đọc nóichung và nhất là các em học sinh nói riêng, khi tiếp cận các tác phẩm văn học cổ gặp không ít khó khăn bởi đôi khi đọc phần giải thích về điển cố, điển tích vẫn không hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu thơ, câu đối, đoạn văn hoặc bài văn đó… Hiểu được ý nghĩa biểu trưng của điển cố, điển tích, người đọc sẽ hiểu được thấu đáo ngụ ý của tác giả thông qua các điển cố, điển tích trong tác phẩm văn học.

Hiện tại, trong chương trình dạy và học Ngữ văn, lượng kiến thức được cung cấp về vấn đề điển cố, điển tích lại tương đối hạn hẹp. Vì vậy, chúng tôi tuyển chọn, biên soạn cuốn Sổ tay điển cố tiếng Việt nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để có kĩ năng sử dụng điển cố khi cần thiết và nâng cao năng lực cảm nhận và phân tích điển cố, thấy được sự giàu đẹp của từ vựng tiếng Việt, thêm yêu thích văn học cổ điển.

Điển cố là một hiện tượng phức tạp nên từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Với đối tượng dùng sách chủ yếu là các em học sinh và các thầy cô giáo trong nhà trường phổ thông nên chúng tôi không có tham vọng trình bày trong sách này tất cả những vấn đề liên quan đến điển cố, điển tích mà chỉ đi sâu vào những vấn đề cốt lõi nhất, nhìn chung đã đạt được sự thống nhất từ các nhà nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn những quan niệm phổ biến nhất, đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, được giới thiệu trong các giáo trình ngôn ngữ học, văn bản tiếng Việt đã được công bố, nhằm giúp người đọc có được cơ sở lí thuyết tin cậy khi tham khảo cuốn sách này. Về danh mục điển cố được giới thiệu trong sách, chúng tôi chỉ tập trung chọn lọc các điển cố thông dụng, tiêu biểu, xuất hiện nhiều trong thơ văn được giảng dạy ở trường phổ thông, các tác phẩm văn học tiêu biểu, các phương tiện truyền thông tiếng Việt và trong giao tiếp hằng ngày.

5 Sổ Tay Từ Đồng Âm Tiếng Việt Dành Cho Học Sinh
Cuốn Từ điển tiếng Việt (dành cho học sinh) được biên soạn nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu giảng dạy, học tập và trau dồi tiếng Việt cho đối tượng chính là học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Từ điển được biên soạn theo tinh thần chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Quyển từ điển thu thập khoảng 30.000 mục từ, bao gồm:

Từ ngữ xuất hiện nhiều trong sách giáo khoa tiếng Việt và Ngữ văn phổ thông các cấp và sách giáo khoa của một số môn học khác.

Từ ngữ thường dùng trên sách báo và trong đời sống hàng ngày, phổ biến trong cả nước.

Từ ngữ địa phương được dùng tương đối phổ biến trên sách báo.

Từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trong một số tác phẩm văn học cổ, đặc biệt là những tác phẩm được chọn lọc giảng dạy ở trường phổ thông (như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…).

Thuật ngữ khoa học – kĩ thuật thường dùng phổ biến trong sách giáo khoa.

Từ ngữ mới được sáng tạo gần đây, được sử dụng tương đối phổ biến, ổn định, chứng tỏ sự chấp nhận của xã hội, như kích cầu, xuất toán, du lịch sinh thái, kinh tế tri thức,…

Yếu tố Hán Việt có khả năng tạo từ lớn, không chỉ tạo ra từ Hán – Việt mà cả một số từ ngữ không phải Hán – Việt, như bất, phi, vô, tặc, siêu, hóa, đại,…

Cách thể hiện mục từ – Mỗi mục từ được thể hiện bằng một hình thức chính tả duy nhất. Các đơn vị đồng âm được xếp thành mục từ riêng và dùng chữ số Ả Rập đặt ngay cạnh bên phải mục từ, hơi thấp xuống dưới và xếp theo trật tự từ loại để phân biệt.

6 Từ Điển Thành Ngữ, Tục Ngữ, Ca Dao Việt Nam
Từ Điển Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam giúp cho các em học sinh, sinh viên hiểu được những gì quí giá của tiếng nói dân tộc, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, qua hàng nghìn năm lịch sử.

7 Đại Từ Điển Tiếng Việt
Sách được biên soạn bởi nhóm tác giả đã từng xuất bản Từ điển giáo khoa Tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt phổ thông, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, v.v…

– Có hơn 120.000 mục từ, gồm các thành ngữ, chữ viết tắt và có thêm một số từ nguyên thông thường

– Từ ngữ được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, có nhiều thí dụ minh họa; có chú ý đến những từ ngữ địa phương của cả ba miền Bắc, Trung, Nam…

– Được cập nhật và bổ sung nhiều mục từ phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, như các từ mới về quản trị kinh doanh, thương mại, ngân hàng, tài chính, pháo luật, điện tử, tin học, v.v…

Sách được biên soạn công phu, có số lượng từ ngữ phong phú nhằm cố gắng đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng sâu của mọi giới người Việt Nam cũng như người nước ngoài muốn tìm hiểu, học tập và sử dụng tiếng Việt.

8 Từ Điển Tiếng Việt Bỏ Túi
Cuốn Từ Điển Tiếng Việt (Bỏ Túi) của tác giả Nguyễn Hiền Mai mặc dù chưa thật đầy đủ nhưng được soạn thảo khá công phu, với giải thích ngắn gọn, súc tích được sắp xếp theo trật tự A, B, C… của tiếng việt.

Cuối cuốn từ điển là phần phụ lục phân biệt các từ đồng âm dễ viết sai chính tả thường gặp như CH-TR, S-X, GL-D, v.v…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN