Dẫn đầu trong danh sách này là hồ nước Baikal có diện tích sâu nhất và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới hiện nay . Và sau đó là các hồ nào , chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
1.Hồ Baikal
Hồ Baikal (phiên âm tiếng Việt: Hồ Bai-can; tiếng Nga: о́зеро Байка́л, chuyển tự. Ozero Baykal, IPA [ˈozʲɪrə bɐjˈkal]; Buryat: Байгал нуур, tiếng Mông Cổ: Байгал нуур, Baygal nuur, nghĩa là “hồ tự nhiên”; tiếng Kyrgyz: Байкол) là hồ lâu đời nhất trên thế giới.
Hồ nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.
Với 1.642 m (5.387 ft), Baikal là hồ sâu nhất và nằm trong số các hồ trong nhất trong tất cả các hồ trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2 (12.248 sq mi), nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria. Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới vào năm 1996.Khu vực bờ đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat, họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu,trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C (−2 °F) và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C (57 °F).
2.Hồ Tanganyika
Hồ Tanganyika là một hồ lớn ở châu Phi (3° 20′ tới 8° 48′ Nam và từ 29° 5′ tới 31° 15′ Đông). Hồ này được coi là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới và là hồ sâu thứ hai, sau Hồ Baikal ở Siberia. Hồ này nằm trong lãnh thổ 4 nước – Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia, trong đó Cộng hòa Dân chủ Congo (45%) và Tanzania (41%) là 2 nước làm chủ phần lớn hồ. Nước từ hồ chảy vào hệ thống sông Congo rồi cuối cùng vào Đại Tây Dương.
Hồ nằm tại điểm tách giãn phía tây (West Rift) của Thung lũng tách giãn Lớn hình thành bởi khe tách giãn kiến tạo Đông Phi (tectonic East African Rift), và giới hạn bởi các vách lớn của thung lũng. Đây là hồ tách giãn lớn nhất ở châu Phi và là hồ có diện tích lớn thứ nhì ở châu lục, đồng thời cũng là hồ sâu nhất châu Phi và chứa lượng nước ngọt nhiều nhất. Nó trải dài 673 km theo hướng bắc-nam và rộng trung bình khoảng 50 km. Hồ có diện tích 32.900 km², với đường bờ dài 1.828 km và độ sâu trung bình 570 mét (1.870 ft). Độ sâu tối đa của hồ là 1,470 mét (4,82 ft) (ở lưu vực phía bắc). Hồ có dung tích ước lượng 18.900 km³ (4.500 dặm khối). Nhiệt độ trung bình ở mặt hồ là 25 °C và độ pH trung bình 8.4. Thêm vào đó, ở độ sâu 500 m dưới nước có một lớp trầm tích khoảng 4.500 m trên nền đá.
Độ sâu lớn và vị trí ở vùng nhiệt đới của hồ có tác dụng ngăn ngừa việc luân chuyển các khối nước ở các độ sâu thấp hơn của hồ, các khối nước này được gọi là nước chôn vùi (fossil water)và thiếu oxy. Khu vực dẫn nước vào hồ rộng 231.000 km², với 2 sông chính cùng nhiều sông nhỏ và các dòng suối chảy vào hồ (do các núi dốc giữ cho khu vực thoát nước hẹp), và một sông chính thoát nước đi – sông Lualaba – chảy vào hệ thống thoát nước sông Congo.
3.Biển Caspi
Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích[1]. Diện tích mặt nước là 371.000 km² và thể tích 78.200 km³. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên “biển”. Hồ cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Độ mặn của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển.
Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là khoảng 1.025 m.
Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.
4.Hồ Malawi
Hồ Malawi (cũng gọi là Hồ Nyasa trong nhiều nước, hoặc Hồ Nyassa, Hồ Niassa, hay Lago Niassa ở Mozambique), là một hồ trong các hồ Lớn châu Phi. Hồ này nằm ở vùng cực nam của hệ Thung lũng tách giãn Lớn ở Đông Phi. Đây là hồ lớn thứ ba ở châu Phi và là hồ lớn thứ 8 trên thế giới và cũng là hồ sâu thứ nhì châu Phi. Nó nằm giữa các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. Vùng nước nhiệt đới của hồ lớn này được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên thế giới, trong đó có trên 1.000 loài cá hoàng đế.
Hồ Malawi đã được chính phủ Mozambique chính thức công bố là khu bảo tồn vào ngày 10.6.2011 trong một nỗ lực nhằm bảo vệ một trong các hồ nước ngọt lớn nhất và đa dạng sinh quyển trên thế giới
5.Issyk Kul
Issyk Kul (tên khác gồm có:Ysyk Köl, Issyk-Kol: tiếng Kyrgyz: Ысык – Көл [ɯsɯqkœl]; tiếng Nga: Иссык-Куль) là một hồ lòng chảo nội lục ở vùng núi phía bắc dãy núi Thiên Sơn ở phía đông Kyrgyzstan. Nó là hồ lớn thứ mười trên thế giới theo thể tích và là hồ nước mặn lớn thứ hai sau biển Caspi. Mặc dù nó được bao quanh bởi những đỉnh núi phủ tuyết trắng, nó không bao giờ bị đóng băng [cần dẫn nguồn]; vì thế tên của nó, có nghĩa là “hồ nước nóng” trong tiếng Kyrgyzstan. Hồ là một khu Ramsar đa dạng sinh học có ý nghĩa toàn cầu (Ramsar Site RDB Mã 2KG001) và tạo thành một phần của khu dự trữ sinh quyển Issyk-Kul. Hồ là địa điểm của khu đô thị cổ đại 2500 năm trước đây, và khai quật khảo cổ đang được tiến hành.Độ sâu tối đa 668 mét (2.192 ft)