Top 7 quốc gia có lực lượng lao động nhiều nhất trên thế giới

0
1614
Vật Phẩm Phong Thủy

Đều là những quốc gia vô cùng phát triển và có số dân cao nhất trên thế giới , dễ hiểu vì sao lực lượng lao động vô cùng dồi dào để cung cấp cho thị trường phát triển của quốc gia đó.12
1.Trung Quốc
Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu qưehàng năm từ 10.000-60.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm ư2012. Theo Hurun Report, số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc qtăng lên 251 vào năm 2012.Thị trường bán lẻ nội địa của Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ (3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng trên 12%/năm vào năm 2013, trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với 27,5% thị phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm phát tiêu thụ nghiêm trọng, làm gia tăng các quy định của chính phủ.[Trung Quốc có bất bình đẳng kinh tế ở mức độ cao, và tăng lên trong các thập niên vừa qua.

Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của Trung Quốc là khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm 10,2% dân số khu vực nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết theo số liệu thu nhập năm 2012, 1% các gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25% các gia đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.

2.Ấn Độ
Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 486,6 triệu người theo số liệu năm 2011. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây. Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm. Năm 2008, Ấn Độ chiếm 1,68% giá trị ngoại thương toàn cầu; Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất. Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.


3.Hoa Kỳ
Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần trăm làm việc toàn thời gian. Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong ngành cung cấp dịch vụ. Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu. Khoảng 12 phần trăm công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây Âu. Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ. Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.

4.Cộng hòa Indonesia
Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997–1998. Tỷ giá tiền tệ nước này so với đồng đô la Mỹ đã giảm từ khoảng 2.000 Rp tới 18.000 Rp, và nền kinh tế giảm 13,7%. Từ đó đồng rupiah đã ổn định ở mức trong khoảng 10.000 Rp/dollar, và đã xuất hiện dấu hiệu khôi phục kinh tế quan trọng tuy còn chậm chạp. Sự bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ chính phủ và kinh doanh từ năm 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế.] Ví dụ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Indonesia đứng hạng 143 trên 180 nước trong bảng Chỉ số nhận thức tham nhũng của họ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt 5% trong cả hai năm 2004 và 2005, và được dự báo sẽ còn tăng thêm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng này chưa đủ mạnh đề dẫn tới một sự thay đổi lớn trong tỷ lệ thất nghiệp, và mức tăng lương, giá nhiên liệu và gạo tăng cao càng làm trầm trọng hơn vấn đề đói nghèo. Năm 2006, ước tính 17,8% dân số sống dưới mức mức nghèo khổ, 49,0% dân số sống với chưa tới 2 đô la mỗi ngày,] và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,75%.


5.Cộng hòa Liên bang Brasil
Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brasil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, xe cộ, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử.

Nền kinh tế của Brasil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.


6.Bangladesh
Dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc. Thu nhập trên đầu người năm 2016 ở mức thấp US$4,205, và nhiều chỉ số kinh tế khác còn kém cỏi hơn thế. Tuy vậy, như Ngân hàng Thế giới ghi chú trong bản báo cáo ngắn tháng 7 năm 2005 của họ, nước này đã có bước phát triển ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người bằng cách tập trung nâng cao trình độ học vấn, thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm phát triển dân số. Tính đến năm 2016, GDP của Bangladesh là 229.760 USD, đứng thứ 46 thế giới, đứng thứ 17 châu Á và đứng thứ 3 Nam Á (sau Ấn Độ và Pakistan).

Đay là một trong những động cơ kinh tế của đất nước. Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai và cuối thập niên 1940 sản phẩm đay của Bangladesh chiếm 80% thị trường thế giớivà thậm chí vào đầu thập niên 1970 vẫn chiếm 70% doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm polypropylen bắt đầu thay thế các sản phẩm đay trên khắp thế giới và ngành công nghiệp này bắt đầu giảm sút. Bangladesh cung cấp lượng sản phẩm gạo, chè và mù tạc đáng kế. Dù hai phần ba dân số Bangladesh là nông dân, hơn ba phần tư lượng xuất khẩu của họ có được từ công nghiệp dệt may, ngành này bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thập niên 1980 nhờ giá nhân công rẻ và chi phí chuyển đổi thấp. Năm 2002, ngành công nghiệp này xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá 5 tỷ USD. Hiện nay ngành này sử dụng hơn 3 triệu công nhân, 90% là phụ nữ. Một phần ngoại tệ khác thu được từ các khoản tiền gửi từ những người Bangladesh sống ở nước ngoài.


7.Nga
Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất, hiện tại vào năm 2016 kinh tế Nga hiện đứng hàng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 5 châu Âu theo GDP danh nghĩa (1.267 tỷ USD) hoặc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu theo GDP theo sức mua tương đương (3.750 tỷ USD năm 2016)

Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN