Top 7 quốc gia có đường bờ biển dài nhất trên thế giới

0
1447
Vật Phẩm Phong Thủy

Được xem là quốc gia có đường bở biển dài và đẹp trên thế giới , nhưng nước ta cùng chỉ đứng thứ 33 trong danh sách này . Vậy đâu là nước có đường bở biển dài nhất chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Canada
Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương.Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga. Theo diện tích đất, Canada xếp thứ tư. Quốc gia nằm giữa các vĩ độ 41°B và 84°B, và giữa các kinh độ 52° T và 141°T.

Ảnh vệ tinh ghép của Canada. Các khu rừng phương Bắc chiếm ưu thế trên khiên Canada nhiều đá, trong khi băng và đài nguyên chiếm ưu thế tại vùng Bắc Cực.
Kể từ năm 1925, Canada tuyên bố chủ quyền với phần thuộc vùng Bắc Cực nằm giữa 60°T và 141°T,song yêu sách này không được công nhận phổ biến. Canada là nơi có khu định cư viễn bắc nhất của thế giới, đó là trạm Alert của Quân đội Canada, nằm ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere – vĩ độ 82,5°B – cách Bắc Cực 817 kilômét (508 mi). Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu bao phủ. Canada có đường bờ biển dài nhất trên thế giới, với tổng chiều dài là 202.080 kilômét (125.570 mi); thêm vào đó, biên giới Canada-Hoa Kỳ là biên giới trên bộ dài nhất thế giới, trải dài 8.891 kilômét (5.525 mi).


2.Cộng hòa Indonesia
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang.[40] Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”.

Với diện tích 1.919.440 km² (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền.[41] Mật độ dân số trung bình là 134 người trên km² (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới,có mật độ dân số khoảng 940 người trên km² (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 km² (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.

3.Liên bang Nga
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á – Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc – nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.

Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin.


4.Cộng hòa Philippines
Philippines là một quần đảo gồm 7.107 đảo và tổng diện tích, bao gồm cả vùng nước nội lục, là xấp xỉ 300.000 kilômét vuông (115.831 sq mi). Quốc gia có 36.289 kilômét (22.549 mi) bờ biển, chiều dài bờ biển đứng thứ 4 trên thế giới.Quốc gia nằm giữa 116° 40′, và 126° 34′ kinh Đông, 4° 40′ và 21° 10′ vĩ Bắc. Quốc gia bị giới hạn bởi biển Philippines ở phía đông, biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam. Đảo Borneo nằm ở phía tây nam và đảo Đài Loan nằm ở phía bắc. Quần đảo Maluku và đảo Sulawesi nằm ở phía nam-tây nam và đảo quốc Palau nằm ở phía đông.


5.Nhật Bản
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là một trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.

Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung.


6.Thịnh vượng chung Úc
Diện tích đất liền của Úc là 7.617.930 kilômét vuông (2.941.300 sq mi).] Tọa lạc trên mảng Ấn-Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,[N 3] tách biệt với châu Á qua các biển Arafura và Timor, biển San hô nằm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, và biển Tasman nằm giữa Úc và New Zealand. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng là quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích,[80] do kích thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên “lục địa đảo”,[81] và đôi khi được xem là đảo lớn nhất thế giới. Úc có đường bờ biển dài 34.218 kilômét (21.262 mi) (chưa tính đến các đảo ngoài khơi), và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 8.148.250 kilômét vuông (3.146.060 sq mi), chưa tính đến vùng đặc quyền kinh tế của Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.


7.Vương quốc Na Uy
Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN