Người đam mê du lịch không thể bỏ qua các địa danh du lịch nổi tiếng như là đền Angkor Wat (Campuchia), chùa Shwedagon (Thái Lan), đền Borobudur (Indonesia), chùa Bái Đính (Việt Nam).
1. Đền Angkor Wat, Campuchia
Đền Angkor được đức vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong thế kỷ thứ 12 là để tưởng nhớ thần duy trí Vishnu, một vị thần Hindu, chứ không phải dành cho vị vua hiện tại. Sau này Angkor Wat được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật trong một vài thế kỷ sau đó. Ngày nay, đền thờ vẫn còn được các Phật tử sử dụng.
Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn một hướng được xem như là hướng của sự chết chóc trong văn hóa đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Điều mà các nhà khảo cổ và học giả không đồng ý là tại sao những nhà xây dựng thời xưa lại chọn hướng đi ngược lại với những “tiêu chuẩn” thời đó. Đền Angkor Wat có 398 gian phồng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần l0m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái…, tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Đền Angkor thực sự là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn – việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ, những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết – những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
2. Đền Borobudur, Indonesia:
Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
“Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao”. Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java”. Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo. Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java. Một hoàng thân người Campuchia được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur, vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp tương tợ với mô hình của Borobudur.
3. Chùa Shwedagon, Myanmar:
Theo truyền thuyết, chùa Shwedagon có hơn 2.500 lịch sử. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính công trình bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 6. Chùa xuất hiện trong văn bản lịch sử từ năm 1485, khi truyền thống dát vàng các tháp Phật hình thành. Thành viên hoàng gia thường cúng số lượng vàng bằng hoặc gấp nhiều lần cân nặng của mình để làm lá vàng dát lên tháp.
Shwedagon đã được trùng tu nhiều lần do hư hại từ các thảm họa tự nhiên và chiến tranh. Trải qua nhiều lần động đất như năm 1769, đầu thế kỷ 20 và một vụ hỏa hoạn lớn vào năm 1931, chùa Shwedagon vẫn đứng vững trên đỉnh đồi. Ngôi chùa được coi là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, của bản sắc quốc gia. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính trị trong quá trình giành độc lập của Myanmar.
Đây là công trình Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar. Các nhà sư, các gia đình và tín đồ đạo Phật coi việc hành hương tới chùa Shwedagon cũng giống như người theo đạo Hồi nhìn nhận việc phải tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Chùa lưu giữ 4 báu vật đối với các tín đồ Phật giáo: cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm, mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
4. Chùa Bái Đính, Việt Nam:
Chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nằm trong tuyến du lịch nổi tiếng của tỉnh, chùa Bái Đính được mệnh danh có quy mô lớn nhất Việt Nam với toàn bộ quần thể diện tích lên đến 1.700 ha. Trong đó, khuôn viên chùa rộng hơn 100 ha.
Quần thể chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính với phong cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ với nhiều tượng phật dát vàng, phật ngọc tinh xảo.
Quần thể du lịch tâm linh nổi tiếng tỉnh Ninh Bình bao gồm khu chùa Bái Đính cổ (năm 1136) và khu chùa Bái Đính mới (năm 2003) được xây dựng với nhiều hạng mục công trình đồ sộ như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, tượng Phật Di Lặc, Bảo Tháp…
5. Đền Tiger Cave, Thái Lan:
Nằm phía đông bắc thành phố Krabi, Tiger Cave gây ấn tượng với du khách quốc tế ngay từ cái tên “Hang Cọp” và địa thế nằm giữa bốn bề rừng núi đá vôi, độ cao gần 300 m so với mực nước biển. Du khách nước ngoài và các tín đồ phật giáo sẽ phải leo hơn 1.000 bậc để thưởng thức trọn vẹn cảnh quan đặc sắc, núi non trùng điệp xung quanh từ trên cao và chiêm bái tượng phật khổng lồ.
Tiger Cave là điểm đến ấn tượng, đặc sắc cho khách tham quan ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp và các nhà sư, phật tử tìm nơi thiền định yên tĩnh. Các bạn nên chuẩn bị kỹ càng về thể lực, sức khỏe trước khi chinh phục những bậc cao của ngôi đền này. Ảnh: Oriental Escape, Dronestagram.