Đi du lịch ở Đông Nam Á không chỉ là đi từ A đến B, mà mỗi chuyến đi đều là một trải nghiệm rất thú vị, ấn tượng dành cho du khách. Các phượt thủ xin gợi ý 6 hành trình không thể bỏ qua khi đến Đông Nam Á.
1. ĐƯỜNG SẮT CHẾT, THÁI LAN
Đường sắt chết cũng được gọi là Đường sắt Miến Điện, Đường sắt Thái Lan – Miến Điện, là một tuyến đường sắt dài 415 km nối liền Bangkok (Thái Lan) với Burma (Myanmar ), được Đế quốc Nhật Bản xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai để hỗ trợ các lực lượng quân đội của họ tại Mặt trận Miến Điện.
Tuyến đường sắt tử thần bắc qua sông Kwai, bạn có thể thấy tình trạng tuyến đường vô cùng tồi tệ. Sau khi được phục hồi, đoạn đường sắt kéo dài từ Kanchanaburi đến Nam Tok của Thái Lan được sử dụng cho đến ngày nay. Đi trên tuyến đường sắt này, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp hai bên đường và dòng sông Kwai tĩnh lặng.
Để bắt đầu hành trình, bạn có thể bắt taxi đến đèo Hellfire hoặc Konyu Cutting nằm ngay phía Bắc Nam Tok. Kế tiếp, bạn sẽ phải đi bộ xuyên qua rừng – nơi có rất nhiều tù nhân đã ngã xuống khi làm việc – trước khi lên tàu ở Nam Tok và di chuyển xuôi về phía nam đến Kanchanaburi.
2. LUANG NAMTHA ĐẾN NAM HA, LÀO
Chuyến trekking từ Luang Namtha tới Nam Ha là hành trình hấp dẫn đối với du khách khi đến Đông Nam Á. Vì dự án du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn quốc gia Nam Ha đảm bảo sự yên tĩnh và không gian riêng cho du khách. Đến đây, du khách sẽ được phân bố đều ra toàn khu vực và đảm bảo không có quá nhiều người tập trung tại một ngôi làng.
Hành trình đi đến Green Discovery sẽ xuất phát từ Luang Namtha và bạn sẽ đi thuyền qua sông Nam Tha để đến làng Sin Oudom trước khi cùng với hướng dẫn viên leo núi. Bạn sẽ được thưởng thức bữa tối bằng sản vật địa phương, nấu ăn ngay tại lều trại bằng ống tre. Đi sâu vào rừng, bạn sẽ có cơ hội trông thấy những chú khỉ đang sinh sống tại đây.
Ngày tiếp theo, du khách được nghỉ ngơi ở Ban Namkoy, nơi có bộ tộc Lanten sinh sống hoặc tại khu Ban Nalantai của người Khmu, nơi bạn có thể trò chuyện cùng người bản địa và thả mình vào dòng sông mát lạnh.
3. XUÔI DÒNG MÊ KÔNG TỪ CAMPUCHIA VÀO VIỆT NAM
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Ở đoạn đầu nguồn nằm trên tỉnh Thanh Hải, nó được gọi là sông Dzachu theo tiếng Tây Tạng và Lan Thương Giang theo tiếng Hán (có nghĩa là “con sông cuộn sóng”). Đây là vùng đất tuyết vĩ đại với những ngọn núi cao hơn 5.000m – nơi vẫn chưa có đường sá và nhiệt độ thấp, nơi truyền thống Tây Tạng vẫn còn tinh tuyền. Chính vị thế cô lập của cao nguyên Tây Tạng cho đến những năm gần đây đã giúp giấu che nguồn cội của dòng Mê Kông.
Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc và nhánh bắc. Những cuộc thám hiểm cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Mê Kông thuộc nhánh Bắc.. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km đến 4.850 km.
Các chuyên gia về khí hậu ước tính rằng trong 50 năm qua có đến 82% lượng băng tại cao nguyên Tây Tạng đã tan chảy. Tình trạng này có tác động ngay tức thời đối với những quốc gia dưới hạ nguồn. Các nhà nghiên cứu về băng hà đưa ra cảnh báo chỉ trong vòng 40 năm tới, sẽ có đến 2/3 băng hà trên cao nguyên Tây Tạng sẽ tan chảy. Như thế nguồn sông sẽ cạn đi dẫn đến tình trạng dòng chảy thay đổi hoàn toàn.
4. DẠO QUANH ĐƯỜNG PHỐ PHNOM PENH, CAMPUCHIA
Phnom Penh được thành lập bởi một phụ nữ lớn tuổi có tên là Penh, người đã xây dựng một khu bảo tồn trên đồi với tên gọi là “ Wat phnom daun penh”( Ngôi chù của quý bà Penh). Năm 1434, vua Ponhea Yat dời đô từ Basac City ( thuộc tỉnh Kampong Cham) tới Phnom Penh. Khu bảo tồn đã được dỡ bỏ, và nó được thay thế bởi nhà vua. Sau đó, ông đã xây lên đồi và xây dựng một bảo tháp bằng gạch trên đỉnh đồi.
Sau khi khánh thành, nhà vua đặt tên cho ngọn đồi là “Preah Chetdei Pavarata”, nhưng ngày nay nó chỉ đơn giản được gọi là Wat Phnom. Trên thực tế, lần thanh lập đầu tiên này không kéo dài, thủ đô được chuyển từ nơi này đến nơi khác. Cho đến nam 1866, trong triều đại của vua Norodom, thủ đô được chuyển đến Phnom Daun Penh một lần nữa được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện tại. Phnom Penh là thủ đô thứ 6 sau Nokor Phnom, Angkor Wat, Longvek, Srei Santhor, và Udong.
Phnôm Pênh còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Từng được gọi là “Hòn ngọc châu Á” thập niên 1920, Nam Vang cùng với Xiêm Riệp là hai thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều toà nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp cùng nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer. Với dân số là 2,2 triệu người (2011), thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Campuchia.
5. TREKKING VƯỜN QUỐC GIA GUNUNG MULU, MALAYSIA
Đây không phải là một hành trình dễ dàng, nhưng hãy yên tâm vì 3 ngày trekking tới các mũi đá nhọn nổi tiếng trong vườn quốc gia Gunnung Mulu chắc chắn sẽ xứng đáng với những nỗ lực của bạn. Và phần thưởng cho những người quyết tâm là những ngọn núi đá vôi sắc nhọn của Gunung Api trông giống như khung cảnh của một bộ phim khoa học viễn tưởng nào đó.
Bắt đầu cuộc hành trình sẽ là chuyến đi bằng thuyền dọc sông Melinau đến Kuala Bera, sau đó sẽ đi bộ xuyên rừng để đến được điểm cắm trại. Ngày tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn bởi bạn phải vượt qua 1.200m qua rừng rêu và mảnh vụn đá vôi. Tiếp đó là bám dây thừng, leo thang để lên tới chỗ của mỏm đá trên đỉnh Pinnacles.
Trên chặng đi, bạn không nên dồn hết sức bởi đường về sẽ còn khó khăn hơn, tuy nhiên, trong chuyến đi sẽ có nhiều điểm dừng nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng khung cảnh hoành tráng của thiên nhiên để tiếp thêm năng lượng cho bạn.
6. KHÁM PHÁ CON ĐƯỜNG ĐẾN MANDALAY, MYANMAR
Sẽ khó mà tìm được hành trình Đông Nam Á nào lãng mạn hơn chuyến du ngoạn 3 ngày 2 đêm từ Belmond’s Road đến Mandalay bằng du thuyền xuôi theo dòng Irrawaddy. Trong suốt chuyến đi, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời khi nhâm ly li cocktail trên boong tàu và nhìn ngắm những ngọn tháp chùa vàng, sắc cam của những nhà sư mặc áo choàng, hay cảnh rừng núi rậm rạp. Xuống thuyền, du khách sẽ được tham quan Mingun – nơi có ngôi chùa nổi tiếng của vua Bodawpaya cùng chiếc chuông lớn nhất thế giới.