Top 9 di sản thế giới được công nhận tại Indonesia

0
1967
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Indonesia có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vườn quốc gia Lorentz
Vườn quốc gia Lorentz là một trong những vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới, nằm tại địa bàn tỉnh Papua, Indonesia. Với diện tích 25.056 km² (9.674 mi²), đây là vườn quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. Năm 1999, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.


2.Vườn Quốc gia Kerinci Seblat
Vườn Quốc gia Kerinci Seblat là vườn Quốc gia lớn nhất trên đảo Sumatra, Indonesia. Nó có một khu vực rộng tổng cộng là 13,791 km2, và bắc qua 4 tỉnh: Tây Sumatra, Jambi, Bengkulu, và Nam Sumatra.


Vườn Quốc gia Kerinci Seblat là nơi sinh sống của các hệ thực vật và động vật đa dạng. Hơn 4.000 loài thực vật đã được xác định cho đến nay trong khu vực công viên, bao gồm loại hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia arnoldii, và cây có hoa xác thối khổng lồ, dạng chùm không phân nhánh lớn nhất trên thế giới, Amorphophallus titanum.

3.Vườn quốc gia Ujung Kulon
Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Krakatoa và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km² (443 km² biển), phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương.

Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Đây là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con Tê giác Java cuối cùng. Trước đây, phần chính của Ujung Kulon là đất canh tác. Sau khi Ujung Kulon bị núi lửa Krakatoa phá hủy vào năm 1883, dân cư thưa đi và nó lại trở thành rừng.


4.Sangiran
Sangiran là một khu khảo cổ ở đảo Java, Indonesia. Đây là di sản thế giới UNESCO từ năm 1996. Khu vực này bao gồm diện tích khoảng 48 km ² nằm ở Trung Java, khoảng 15 km về phía bắc của Surakarta trong thung lũng sông Solo. Nămn 1934, nhà nhân chủng học Gustav Heinrich Ralph von Koenigswald bắt đầu kiểm tra các khu vực. Trong quá trình khai quật hóa thạch trong những năm tiếp theo của một số tổ tiên đầu tiên được biết đến của loài người, Pithecanthropus erectus (“người Java”, bây giờ phân loại lại như là một phần của loài Người đứng thẳng (Homo erectus)), được tìm thấy ở đây. Khoảng 60 hóa thạch của con người, trong đó có “Meganthropus” bí ẩn, đã được tìm thấy ở đây. Ngoài ra, có một số lượng đáng kể còn lại của các loài động vật mà những con người nguyên thủy săn, và của người khác mà chỉ đơn thuần là chia sẻ môi trường sống.


5.Quần thể đền Prambanan
Prambanan là một quần thể đền thờ Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đối tượng thờ là Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Cho đến thời điểm này, đây là đền thờ Hindu lớn nhất Đông Nam Á. Tháp chính giữa cao tới 47 mét.


6.Vườn quốc gia Komodo
Vườn quốc gia Komodo là một vườn quốc gia của Indonesia nằm ở quần đảo Sunda nhỏ cảnh biên giới giữa Đông Nusa Tenggara và Tây Nusa Tenggara. Vườn quốc gia bao gồm ba đảo lớn Komodo, Padar và Rinca, và 26 đảo nhỏ, với tổng diện tích 1.733 km2 (603 km2 là đất liền). Vườn được thành lập năm 1980 để bảo tồn rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất. Sau đó, các sinh vật khác (gồm cả động vật biển) cũng được đưa vào tầm bảo vệ. Năm 1991, UNESCO công nhận vườn quốc gia Komodo là di sản thế giới.

Vườn quốc gia Komodo là một trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Quần đảo Komodo là một phần của Tam giác San hô, và là một trong những nơi giàu về đa dạng sinh học biển nhất thế giới.


7.Hệ thống canh tác Subak
8°15′33″N 115°24′10″Đ Hệ thống canh tác Subak là hệ thống quản lý nước (thủy lợi) cho các cánh đồng lúa ở đảo Bali, Indonesia đã phát triển hơn 1.000 năm trước. Trên đảo Bali, thủy lợi không chỉ đơn giản là cung cấp nước cho cây trồng, mà nước còn được sử dụng để xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo phức tạp. Các ruộng lúa ở Bali được xây dựng xung quanh “đền thờ nước” và việc phân phối nước được thực hiện bởi một thầy tế.

8.Di sản rừng nhiệt đới ở Sumatra
Di sản rừng nhiệt đới ở Sumatra là một khu vực rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra, trong các vườn quốc gia Gunung Leuser, Kerinci Seblat và Bukit Barisan Selatan, Indonesia. Năm 2004, UNESCO đưa các khu vực rừng mưa nhiệt đới này vào danh mục di sản thế giới. Di sản bao gồm ba vườn quốc gia Indonesia trên đảo Sumatra: Vườn quốc gia Gunung Leuser, vườn quốc gia Kerinci Seblat và Vườn quốc gia Bukit Barisan Selatan. Các vườn quốc gia được liệt kê theo Tiêu chuẩn vii – nổi bật vẻ đẹp danh lam thắng cảnh; ix-một ví dụ nổi bật đại diện đáng kể vào quá trình sinh thái và sinh học, và x-chứa quan trọng nhất và quan trọng môi trường sống tự nhiên để bảo tồn tại chỗ. Tổng diện tích của rừng là 25.000 km ², bao gồm ba quốc gia khu: Vườn quốc gia Gunung Leuser (GLNP) (8.629,75 km ²), vườn quốc gia Kerinci Seblat (13,753.5 km ²) và vườn quốc gia Bukit Barisan Selatan (BBSNP) (3.568 km ²).

Năm 2011, di sản này chính thức bị đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa


9.Borobudur
Borobudur, Barabodur hay Ba La Phù đồ (tiếng Indonesia: Candi Borobudur) là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, trong đó pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người Indonesia bản địa cũng như các khái niệm nhập Niết-bàn của Phật giáo. Ngôi đền cũng cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc Indonesia riêng biệt.] Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Cuộc hành trình của Phật tử bắt đầu từ nền đền rồi đi vòng quanh để lên đến đỉnh qua ba khu vực mô tả khái niệm tam giới vũ trụ của Phật giáo: Kāmadhātu (Dục giới), Rupadhatu (Sắc giới) và Arupadhatu (Vô sắc giới). Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can. Đền Borobodur là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.

Bằng chứng đã cho thấy Borobodur đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và bị bỏ rơi sau sự suy tàn của các vương quốc Ấn giáo ở thế kỷ 14 và người Java cải sang đao Hồi. Thế giới bên ngoài chỉ biết được về sự tồn tại của nó vào năm 1814 khi toàn quyền người Anh trên đảo Java là Sir Thomas Stamford Raffles được người bản địa chỉ địa điểm. Kể từ đây, Borobodur đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Các lần lớn nhất là vào năm 1975 và1982 được thực hiện bởi chính phủ Indonesia và UNESCO. Sau đó, ngôi đền đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới.

Ngày nay, Borobodur vẫn được sử dụng như là địa điểm hành hương; mỗi năm một lần, Phật tử tại Indonesia lại tổ chức Đại lễ Phật đản tại ngôi đền. Ngoài ra, đây là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Indonesia.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN