Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Hy Lạp

0
1252
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Hy Lạp có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Tu viện Thánh Gioan, Nhà thần học
Tu viện thánh Gioan, “nhà thần học” (cũng gọi là Tu viện thánh Gioan Divine) (tiếng Hy Lạp hiện đại: Μονή Αγίου Ιωάννου του Θεολόγου, Moní Ayíou Ioánnou tou Theológou) là một tu viện của Chính thống giáo Hy Lạp, được thành lập năm 1088 ở Chora trên đảo Patmos. Cùng với Hang Khải Huyền, Tu viện này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1999, trong khóa họp thứ 23.

2.Pythagoreion và Heraion của Samos
Di tích Pythagoreion, một hải cảng cổ được củng cố phòng thủ với các công trình kiến trúc Hy Lạp và La Mã, cùng một đường hầm ngoạn mục – đường hầm Eupalinos cũng gọi là cống nước Eupalinia.

Cùng với Heraion của Samos, Pythagoreion đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới từ năm 1992, tại khóa họp thứ 16.


3.Di chỉ khảo cổ Olympia
Olympia (tiếng Hy Lạp: Ολυμπία Olympí’a hay Ολύμπια Olýmpia, là một nơi chứa đựng các công trình văn hóa của Hy Lạp cổ đại ở Elis, trứ danh là địa điểm của các Thế vận hội trong thời kỳ cổ đại, về tầm quan trọng ngang hàng với Pythian Games được tổ chức ở Delphi. Cả hai đại hội thể thao này được tổ chức mỗi Olympiad (có nghĩa là mỗi 4 năm), các Thế vận hội có niên đại trước cả năm 776 TCN. Năm 394, hoàng đế Theodosius I, hoặc có thể là cháu trai của ông Theodosius II vào năm 435, đã bãi bỏ các đại hội thể thao này do chúng làm gợi lại Đa thần giáo.


4.Núi Athos
Núi Athos (tiếng Hy Lạp: Όρος Άθως) là một ngọn núi và một bán đảo ở Macedonia, Đông Bắc Hy Lạp, trong tiếng Hy Lạp được gọi là Άγιον Όρος (Ayion Oros hoặc Agion Oros, nghĩa là “Thánh Sơn”.)

Trong thời cổ, được gọi là Ακτή (Acte hay Akte). Về mặt chính trị, đây là “Quốc gia tu viện tự trị Núi Thiêng”, là nơi có 20 tu viện Chính thống giáo Đông phương và tạo thành một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền của Cộng hòa Hy Lạp. Về mặt tinh thần, núi Athos dưới quyền quản lý hành chính của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinopolis. Bán đảo này, như cánh chân cực Đông của bán đảo lớn hơn Chalkidiki lòi ra biển Aegean với chiều dài 60 km, rộng từ 7–12 km, diện tích 390 km², với núi Athos có rừng rậm. Dù có nối với đất liền, người ta chỉ có thể đến khu vực này bằng thuyền. Số lượng du khách được hạn chế và tất cả phải có giấy phép. Chỉ có đàn ông được phép vào núi Athos và những tín đồ Chính Thống giáo được ưu tiên cấp giấy phép vào đây và chỉ các tín đồ của Giáo hội mới được sinh sống ở Athos. Có những viên lính gác, nhưng không phải là các thầy tu, để trợ giúp các thầy tu. Những người không phải là thầy tu được yêu cầu sinh sống ở thủ phủ của bán đảo là Karyes. Theo cuộc điều tra dân số Hy Lạp năm 2001 thì dân cư ở núi Athos là 2262 người. Núi Athos được UNESCO công nhận là Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1988.


5.Di chỉ khảo cổ Mycenae và Tiryns
Mycenae (Tiếng Hy Lạp Μυκῆναι Mykēnai) là một địa điểm khảo cổ tại Hy Lạp, cách Athens khoảng 90 km về phía Tây Nam, ở phía Đông Bắc Peloponnese. Argos nằm cách 6 km về phía Nam; Corinth nằm cách 48 km về phía Bắc. Từ ngọn đồi mà cung điện được đặt trên, người ta có thể quan sát qua Argolid tới vịnh Saronic.

Trong thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên Mycenae là một trong các trung tâm chính của nền văn minh Hy Lạp, một pháo đài quân sự chi phối phần lớn phía Nam Hy Lạp. Thời kỳ của lịch sử Hy Lạp từ khoảng 1600 TCN tới 1100 TCN được gọi là Mycenaean theo tên của Mycenae.


6.Hang Khải Huyền
Hang Khải Huyền là một hang động trong núi, nằm ở khoảng giữa đường lên núi, bên quãng đường giữa làng Chora và làng Skala, trên đảo Patmos, Hy Lạp.

Hang động này được cho là nơi thánh Gioan Patmos nhận được các điều mặc khải và viết thành Sách Khải Huyền (Tân Ước).

Năm 1999, UNESCO đã đưa hang này vào danh sách Di sản thế giới cùng với Tu viện thánh Gioan, “nhà thần học”.[1]


7.Di chỉ khảo cổ Delphi
Delphi (tiếng Hy Lạp: Δελφοί Delphoi) là một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Vào thời cổ đại nó từng nơi thờ thần Apollo. Đây cũng là một đền thờ toàn Hy Lạp, tức đền thờ chung của các thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại. Delphi được sùng kính khắp cõi Hy Lạp như là nơi đặt hòn đá ομφαλός (omphalos), tức trung tâm của vũ trụ. Trên triền dốc Tây Nam của ngọn núi Parnassos, cách vịnh Corinth không đến 10 km, Delphi đã từng là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI Tr.CN. Tại đây có một quảng trường tròn ngoạn mục bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng Thần Apollo và nói ra những lời sấm truyền của nữ tiên tri Pythia. Con đường thiêng liêng uốn khúc đến đền thờ có hai bên đường là những kho báu – những ngôi miếu nhỏ để các đô thành lừng lẫy lên đặt đồ tế lễ. Phía trên đền có một nhà hát, một sân vận động và một đấu trường ở gần suối Castalic, tất cả đều phục vụ cho các cuộc thi đấu Pythian toàn Hy Lạp. Phía bên kia suối là thánh đường Athéna Pronaia mà toà nhà nổi tiếng nhất là nhà tròn cẩm thạch Tholos xây dựng vào đầu thế kỷ thứ IV Tr.CN.


8.Delos
Delos là tên một hòn đảo nằm trong Cyclades thuộc Hy Lạp. Đây là một khu vực có nhiều di tích có niên đại từ trước Công nguyên. Những hiện vật này hầu hết nay đều ở Bảo tàng khảo cổ Delos và Bảo tàng khảo cổ quốc gia Athens. Vào năm 1990, UNESCO đã công nhận Delos là di sản thế giới.


9.Đền thờ Apollo Epicurius ở Bassae
Đền thờ Apollo Epicurius là một đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae và được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tuy ngôi đền này nằm xa các thành phố quan trọng của Hy Lạp cổ đại, nó lại được nghiên cứu nhiều nhất vì những đặc điểm kiến trúc khác thường của nó. Cũng vì lý do này, đền đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1986, di sản thế giới đầu tiên của Hy Lạp.

10.Acropolis của Athens
Acropolis (tiếng Hy Lạp: Ακρόπολη Αθηνών; có nghĩa là “thành phòng thủ của Athens”) ở Athens là thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất trên thế giới. Tuy ở Hy Lạp có nhiều thành phòng thủ (Ακρόπολη acropolis) khác, nhưng thành cổ này có ý nghĩa lớn đến mức người ta gọi nó đơn giản là Acropolis mà không cần các định danh khác. Acropolis được chính thức công nhận đền đài nổi tiếng trong danh sách Di sản Văn hóa châu Âu vào ngày 26 tháng 3 năm 2007. Acropolis là một hòn đá phẳng lớn như một ngọn đồi tại thành phố Athens, cao 150 m trên mực nước biển. Nó còn được gọi là Cecropia, theo vị vua đầu tiên của Athens, Kekrops hoặc Cecrops, mà theo truyền thuyết là một người-rắn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN