Khi nói đến kiến trúc ở Đông Nam Á, thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến các kiến trúc cổ như đền thờ hay các tượng đài. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các quốc gia Đông Nam Á lại hấp dẫn du khách với những tòa nhà hiện đại độc đáo mà không nơi nào có được. Chính vẻ đẹp lộng lẫy, thiết kế khác biệt khiến những công trình này đang dần trở thành biểu tượng của các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Singapore…
1. Sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan)
Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi (tiếng Thái: ท่าอากาศยานสุวรรณภูมิ, phát âm như Xu-oa-na-pum trong tiếng Việt), với tên gọi khác là Sân bay Quốc tế Bangkok Mới vừa được đưa vào sử dụng thay thế cho Sân bay quốc tế Bangkok ở Bangkok, Thái Lan. Sân bay này nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, 25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok. Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Diện tích là 32,8 km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 150 triệu khách trong một năm. Sau rất nhiều lần buộc phải trì hoãn lại các nhà ga, sân bay này được bay thử chuyến bay đầu tiên vào ngày 15 tháng 9-2006 và hoạt động chính thức vào ngày 28 tháng 9-2006. Sân bay Suvarnabhumi là sân bay có nhà ga nhỏ hơn nhà ga sân bay quốc tế Hồng Kông một chút, lớn hơn Sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc. Sân bay đã phục vụ 53.0 triệu lượt khách đến và đi năm 2012.
2. Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật (Singapore)
Có hình dáng như bàn tay đang xòe hay một nải chuối, Art-Science Museum Singapore (tạm dịch là Bảo tàng Khoa học – Nghệ thuật Singapore) nằm bên bờ sông Singapore nước chảy hiền hòa. Tọa lạc ngay trên lối đi bộ gần khách sạn Marina Bay Sands Hotel nổi tiếng và cách trạm MRT Bayfront chỉ 10 phút đi bộ, Art Scienece Museum là bảo tàng thích hợp cho cả trẻ em lẫn người lớn. Những bộ sưu tập hình ảnh và hiện vật tại đây không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa nhiều giá trị về giáo dục thể hiện thông qua sự liên kết hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật.
3. Hei Tower (Hà Nội, Việt Nam)
Hei Tower được triển khai trên khu đất có tổng diện tích 5.105,90 m2 với mật độ xây dựng chỉ 41,90 %. Diện tích xây dựng 2.140,00 m2, chiều cao xây dựng 2 tầng hầm, 25 tầng thương mại và 2 tầng kỹ thuật. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 54.701 m2.
Giao thông nội bộ trong tòa nhà gồm có 11 thang máy và 2 thang bộ, thang thoát hiểm. Trong đó: 7 thang máy cho khối căn hộ, 4 thang máy cho khối văn phòng.
Hai tầng hầm của tòa nhà có diện tích mỗi tầng khoảng 4.783 m2, sức chứa khoảng 555 xe máy và 216 ô tô. Tầng 1 đến tầng 05 là khu vực sảnh đón tiếp, sàn thương mại, văn phòng cho thuê, nhà trẻ,…
4. Henderson Waves (Southern Ridges Walk, Singapore)
Cây cầu độc đáo Henderson Waves, một phần của Southern Ridges Walk, là một đường đi bộ dài dài 5km nằm trong khu vực miền núi phía Nam Singapore. Được xây dựng vào năm 2008, cây cầu cung cấp cho du khách một lối đi và đường xe đạp từ công viên Telok Blangah Hill đến công viên Mount Faber. Với chiều cao 36m, cầu Henderson là cây cầu đi bộ cao nhất ở Singapore, được du khách thích thú bởi thiết kế lượn sóng cũng như phong cảnh tuyệt đẹp xung quanh. Cầu có một đường cong và xoắn dọc theo toàn bộ 274m chiều dài, là một nơi dừng chân lý tưởng cho du khách.
5. Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur, Malaysia)
Tháp đôi Petronas là niềm kiêu hãnh của nhân dân Malaysia ngay từ khi nó xuất hiện. Tòa tháp cao 88 tầng, do tập đoàn giàu khí hùng mạnh nhất Malaysia xây dựng đã từng được coi là tòa tháp cao nhất thế giới. Phần lớn kết cấu của tháp là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực rất tốt còn bề mặt tháp hoàn toàn bằng kính và thép. Nhìn tổng thể, kiến trúc tháp đôi Petronas rất giống phong cách nghệ thuật Hồi giáo – tôn giáo chính của người dân Malaysia.
Nằm ngay vị trí trung tâm Kuala Lumpur nên khi leo lên tháp đôi này, du khách sẽ có tầm nhìn toàn cảnh thành phố tuyệt đẹp, nhất là vào thời điểm đường phố lên đèn sáng rực rỡ. Cây cầu Sky Brigde nằm ở tầng 41 của tòa tháp với độ cao 10m là điểm quan sát lý tưởng.
Một điểm độc đáo khiến người dân Malaysia luôn tự hào về tháp đôi Petronas chính là có đến 32.000 cửa sổ để quan sát khung cảnh bên ngoài. Vì thế, ánh nắng luôn tràn ngập khắp tòa tháp và khi màn đêm buông xuống, ánh sáng phản chiếu ra từ các ô cửa sổ đó đã góp phần làm tháp đôi trở nên lấp lánh hơn, lộng lẫy hơn.