Top 8 dân tộc thiểu số có dân số cao nhất hiện nay trên nước ta

0
3594
Vật Phẩm Phong Thủy

Có lẻ nói ai cũng biết dân tộc người Kinh hay Việt là dân tộc đông dân nhất trong các dân tộc ở Việt Nam ,vậy còn dân tộc nào sẽ đứng thứ 2 .. chúng ta cùng tìm hiểu sao nhé.

1.Người Kinh(Việt)
Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt theo nhóm Việt-Mường. Người Kinh sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Còn nếu tính cả người Việt hải ngoại thì họ định cư ở Hoa Kỳ là đông nhất.


2.Người Tày
Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam.


3.Người Thái
Người Thái ꫛ ꪼꪕ/ꪠꪴ꫁ ꪼꪕ còn được gọi là ꪼꪕ ꪄꪱꪫ Tày Khao (Thái Trắng), ꪼꪕ ꪒꪾ Tày Đăm (Thái Đen), Tày Đeng (Thái Đỏ), ꪼꪕ ꪹꪣꪥ Tày Mười, ꪼꪕ ꪵꪖꪉ Tày Thanh (Man Thanh), ꪼꪕ ꪹꪣꪉ Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố.
4.Người Khmer tại Việt Nam
Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.

Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Người Khmer cư trú tập trung tại các tỉnh: Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người).

5.Người Mường
Người Mường (chữ Nôm: ???? hoặc ????), là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.

Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.


6.H’Mông / Miêu
Người H’Mông (RPA: Hmoob/Moob; phát âm tiếng H’Mông: [m̥ɔ̃ŋ]), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.

Người H’Mông nói tiếng H’Mông, một ngôn ngữ chính trong ngữ hệ H’Mông-Miền. Tiếng H’mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) được lập từ năm 1953 .


7.Người Nùng
Người Nùng, với các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín, là một trong số 54 nhóm sắc tộc được chính phủ Việt Nam chính thức phân loại.

Người Nùng nói tiếng Nùng, là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai.

Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đăk Lăk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954, khi Việt Minh kiểm soát miền bắc Việt Nam.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố.
8.Người Hoa (Việt Nam)
Người Hoa (giản thể: 华人; phồn thể: 華人; Hán-Việt: Hoa nhân hay giản thể: 唐人; phồn thể: 唐人; Hán-Việt: Đường nhân) hay dân tộc Hoa (giản thể: 华族; phồn thể: 華族) là một trong 54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam. Các tên gọi khác của họ là Khách, Hán, Tàu,… Dân tộc Hoa cùng với dân tộc Ngái và Sán Dìu được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hán.Thông thường, người Hoa ở Việt Nam được gọi là người Việt gốc Hoa để tránh trường hợp gây tranh cãi về thuật ngữ và thái độ kỳ thị.

Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN