Top 8 dân tộc thiểu số có dân số ít nhất hiện nay trên nước ta

0
3546
Vật Phẩm Phong Thủy

Hiện nay ở nước ta đang có chính thức 54 dân tộc với đông nhất là dân tộc kinh kiếm tới 86,2% dân số ở Việt Nam, vậy còn dân tộc nào có ít dân số nhất ở nước ta , chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

1.Người Ơ Đu
Ơ Đu (theo tiếng Thái nghĩa là “thương lắm”), còn có tên gọi khác là Tày Hạt (có nghĩa là “người đói rách”), là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam và Lào.

Tại Việt Nam, họ cư trú tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Theo thống kê dân số vào tháng 4 năm 1999, người Ơ Đu có 301 người. Theo ước tỉnh của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân số năm 2003 vào khoảng 370 người.


2.Người Brâu
Người Brâu (còn gọi là người Brạo) là một dân tộc ít người sinh sống chủ yếu tại Campuchia, Lào và một ít tại Việt Nam

Tiếng Brâu là một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer.

Tại Việt Nam, người Brâu được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Theo điều tra dân số năm 1999 thì người Brâu, cùng với người Ơ Đu, là một trong những tộc người ít dân nhất hiện nay ở Việt Nam, chỉ với 313 người, còn theo ước tính năm 2006 thì có 84 hộ với dân số 322 người, sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thuộc Tây Nguyên.


3.Người Rơ Măm
Người Rơ Măm là một tộc người ở Việt Nam. Tộc này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Dân số Rơ Măm tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 352 người, năm 2009 là 436.

4.Pu Péo
Dân tộc Pu Péo (tên gọi khác Ka Beo, Pen ti lô lô, La quả) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Pu Péo cư trú tập trung ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc các huyện Đồng Văn, Yên Minh và Bắc Mê tỉnh Hà Giang.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pu Péo ở Việt Nam có dân số 687 người, có mặt tại 20 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Pu Péo cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (580 người, chiếm 84,4% tổng số người Pu Péo tại Việt Nam), Tuyên Quang (48 người), thành phố Hồ Chí Minh (15 người), Đồng Nai (11 người)…

5.Người Si La
Người Si La, còn gọi là Cú Dé Xử, Khà Pé, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Si La nói tiếng Si La, là một ngôn ngữ của thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Si La ở Việt Nam có dân số 709 người, có mặt tại 17 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng số người Si La tại Việt Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người Si La tại Việt Nam), các tỉnh khác mỗi tỉnh có không quá 10 người]…


6.Người Ngái
Người Ngái (tên gọi khác là Ngái Nhằn, Ngái Lầu Mần, Sín, Đàn, Lê) là một trong 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam. Tên tự gọi chung là Sán Ngái (nghĩa là người miền núi).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ngái ở Việt Nam chỉ còn 1.035 người, có mặt ở 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ngái cư trú tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên (495 người, chiếm 47,8% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Bình Thuận (157 người, chiếm 15,2% tổng số người Ngái tại Việt Nam), Đồng Nai (53 người), Bắc Kạn (48 người), Tuyên Quang (43 người), Đắk Lắk (37 người), Cao Bằng (30 người)


7.Người Cống
Dân tộc Cống (tên gọi khác Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng) là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến cư trú chủ yếu tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và khu vực ven sông Đà.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cống ở Việt Nam có 2.029 người, cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cống cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (1.134 người, chiếm 55,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), Điện Biên (871 người, chiếm 42,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), còn lại 24 người sinh sống ở một số tỉnh, thành khác.


8.Người Bố Y
Người Bố Y (tiếng Trung: 布依族, bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà.

Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.

Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên), và chỉ khoảng 1.900 người sinh sống tại Việt Nam[1] ở các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang.

Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ được nhà nước công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng.

Tại Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN