Top 5 món ăn ngon và đặc sắc nhất ở Okinawa

0
2911
Vật Phẩm Phong Thủy

Okinawa (Nhật: 沖縄県 (Xung Thằng Huyện) Okinawa-ken?) là tỉnh cực Nam của Nhật Bản bao gồm hàng trăm đảo thuộc quần đảo Ryukyu. Là một tỉnh lớn của Nhật Bản , tỉnh này có nét văn hóa ẩm thực vô cùng nổi tiếng và đặc biệt những món sau .

1.Soki
Soki(ソーキ) là một món ăn vùng Okinawa, Nhật Bản. Sōki là món sườn hầm, đây là loại sườn đã được rút xương, chỉ còn để lại sụn. Món này thường được ăn với mì soba.

Sōki soba
Mì soba vùng Okinawa với sườn hầm đặt phía trên cùng: Đầu tiên, sườn được luộc để loại bỏ lượng mỡ dư thừa, rồi được hầm với rượu awamori (để làm mềm miếng thịt), nước tương và đường trong vòng 3, 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, sườn được đặt vào tô mì soba vùng Okinawa.

Sōki jiru
Đây là món súp có sōki, tảo bẹ konbu, và củ cải trắng, nêm thêm muối và nước tương. Đầu tiên, sườn được luộc để tránh có quá nhiều mỡ chảy ra, rồi được hầm trong nước súp cho đến khi mềm.

Trên các đảo chính của Nhật Bản, konbu được dùng để tạo vị cho món súp rồi được bỏ đi, nhưng riêng ở Okinawa thì họ vẫn để lại konbu.


2.Rong nho
Rong nho (Caulerpa lentillifera) là một loài thuộc họ Caulerpaceae, dùng làm rau rất bổ dưỡng. Người Anh gọi nó là trứng cá xanh (green caviar), người Nhật Bản gọi nó là nho biển (海ぶどう, umi-budō). Rong nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo vùng Thái Bình Dương. Năm 2006 các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy loài này ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong nho ở Philippines hay Nhật Bản.

Hiện ở Việt Nam đã trồng thành công loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông hà, Hải Ninh, Hòn Khói, Tỉnh Khánh hòa.


3.Mướp đắng
Mướp đắng (tên Hán-Việt: khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp; danh pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.


4.Chanh lõm
Chanh lõm hay nhan (danh pháp hai phần: Citrus × depressa, tên cũ: C. pectinifera) là cây ăn quả thuộc chi Cam chanh.

Chanh lõm là loài bản địa của Đài Loan và đảo Okinawa, Nhật Bản. Tại Việt Nam, cây được trồng ở Quảng Trị[1].

Quả chanh lõm khá nhỏ, quả xanh giàu các flavonoid, rất chua, sử dụng như các loại chanh khác.


5.Awamori
Awamori (泡盛) là tên gọi chung cho thứ rượu trắng của Okinawa làm từ loại gạo Indica và thường có độ cồn chừng 30%. Rượu này có mùi cồn rõ rệt. Cả Okinawa có chừng 30 địa phương nấu loại rượu này và mỗi nơi gọi tên rượu một khác. Loại phổ biến trên thị trường là loại để chưa đến 3 năm. Thứ awamori để trên ba năm được gọi là Kūsu (古酒, có nghĩa “cổ tửu” hày “cũ rượư”). Có một số loại awamori có thể có độ cồn cao tới 60%.

Trước đây, awamori từng được gọi là shochu, song trừ màu sắc và độ cồn ra, nó không hề giống shochu ở mùi vị và nguyên liệu chế biến (shochu cũng như sake nấu từ loại gạo Japonica).

Cách uống truyền thống đối với awamori là uống nguyên. Tuy nhiên ngày nay để có thể uống suốt các cuộc rượu kéo dài, người ta thường pha thêm nước lọc và đá vào.

Awamori còn được dùng để ngâm habu (một loài rắn thân ngắn ở Okinawa) thành rượu habu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN