Top 9 di sản thế giới được công nhận tại Ethiopia

0
1339
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Ethiopia có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Tiya
Tiya là một thị trến miền Nam Ethiopia, tại Vùng Gurage ở phía nam Addis Ababa.

Tiya nổi tiếng về di chỉ khảo cổ gần đó. Tại đây có 36 tấm bia đá dựng đứng, “32 trong số đó khắc các ký hiệu bí ẩn, trong đó có các hình kiếm”, tạo nên một quần thể nghĩa trang tiền sử[1]. Di chỉ khảo cổ này được xếp hạng Di sản thế giới năm 1980. Các điểm đáng chú ý trong vùng lân cận bao gồm Melka Awash và Hare Shetan (hồ vốn là miệng núi lửa).


2.Vườn quốc gia Núi Simien
Vườn quốc gia núi Semien là một trong những vườn quốc gia tại Ethiopia. Nằm ở khu Semien Gondar của vùng Amhara, vườn quốc gia này bao phủ dãy núi Semien và bao gồm Ras Dashan, đỉnh cao nhất ở Ethiopia và cao thứ 4 ở châu Phi.

Khu vườn này là nơi sinh sống của nhiều loài quý hiếm, bao gồm chó sói Ethiopia, khỉ đầu chó Gelada, và dê núi Walia, một loài dê hoang không có ở nơi nào khác trên thế giới.

Vườn quốc gia này được thành lập năm 1969. Nó là một trong những địa điểm đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1978. Tuy nhiên, do số lượng sinh vật giảm sút nghiêm trọng, nó đã được đưa vào danh sách di sản thế giới có nguy cơ năm 1996.


3.Thung lũng thấp Omo
Thung lũng thấp sông Omo là một khu vực tiền sử gần hồ Turkana. Sự phát hiện ra nhiều hóa thạch tại đây, đặc biệt là của Homo gracilis trong thập niên 1930 và trong giai đoạn từ 1968 tới 1976, cũng như các công cụ lao động đơn giản bằng đá, có tầm quan trọng nền tảng trong nghiên cứu tiến hóa của loài người. Cùng với sự độc nhất vô nhị của khu vực này nên nó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.


4.Các nhà thờ tạc trong đá ở thành phố Lalibela
Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia. Các nhà thờ này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Được tạc trong đá, nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm.

Các nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.


5.Konso
Konso (còn được gọi là Karati) là một thị trấn nhỏ dân số 4.593 người (năm 2005) bên bờ sông Sagan ở Tây nam Ethiopia. Đây là một trung tâm hành chính đặc biệt của dân tộc và khu vực phía Nam. Thị trấn này nằm ở độ cao 1650 mét so với mực nước biển. Nó còn được gọi Pakawle bởi một số người dân địa phương. Xung quanh Konso là cao nguyên đá, rừng thiêng, đền thờ, địa điểm khảo cổ cùng ruộng bậc thang bao quanh bởi những bức tường đá và được cung cấp nước bởi các hồ nước xây gần rừng gọi là Harda gần đó.

Nơi đây được đặt tên là Konso bởi nó là nơi sinh sống của những người Konso cùng với truyền thống tôn giáo lâu đời 400 năm của mình. Văn hóa của người Konso được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc gỗ hình người, đại diện cho những con người, anh hùng được kính trọng gọi là Waga. Đây là truyền thống tang lễ đang có nguy cơ biến mất. Ngoài ra là rất nhiều bia đá và địa điểm khảo cổ hóa thạch vượn người. Năm 2011, Cảnh quan văn hóa Konso được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới.

Thị trấn Konso ngày nay giống như một vòng tròn giao thông rộng lớn được bao quanh bởi 17 bức tường đá bao quanh gọi là Moras nhằm mục đích phòng thủ. Ngành nghề chủ yếu ở Konso bao gồm nuôi ong,dệt nông nghiệp địa phương và du lịch sinh thái.

Cảnh quan văn hóa Konso là tổ hợp tích hợp bởi các công trình bằng đá, truyền thống sử dụng tốt đất đai trong điều kiện khắc nghiệt cùng với truyền thống văn hóa tang lễ lâu đời thông qua các tác phẩm điêu khắc gỗ tạo thành hệ thống tổ chức xã hội cao.


6.Harar
Harar (tiếng Harar: ሐረር),[a] còn được cư dân ở đây gọi là Gēy (tiếng Harar: ጌይ),[2] là một thành phố tường vây ở miền đông Ethiopia. Đây là cựu thủ phủ của Hararghe và nay là thủ phủ của vùng Harari. Thành phố tọa lạc trên một đỉnh đồi mạn đông cao nguyên Ethiopia ở động cao 1.885 m, cách Addis Ababa khoảng 500 km. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Trung ương năm 2005, Harar có dân số 122.000 người, trong đó 60.000 là nam và 62.000 là nữ. Theo thống kê 1994, thành phố có dân số 76.378 người.

Trong hàng thế kỷ, Harar là một trung thương mại, được các tuyến đường thương mại kết nối với phần còn lại của Ethiopia, toàn Sừng châu Phi, bán đảo Ả Rập, và, qua hải cảng ngoại quốc, những vùng xa xôi. Harar Jugol, thành phố tường bao cổ, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2006.Thành phố có danh hiệu tiếng Ả Rập مدينة الأَوْلِيَاء “thành phố của những vị thánh”. Theo UNESCO, nó “được xem là ‘thánh địa thứ tư’ của Hồi giáo” với 110 nhà thờ, ba trong số đó đã có từ thế kỷ 10, và 102 đền.


7.Fasil Ghebbi, vùng Gondar
Fasil Ghebbi là một pháo đài có tường thành dài khoảng 900 m bao quanh, nằm tại Ethiopia. Fasil Ghebbi được xây dựng theo phong cách kiến trúc Ả Rập, Hindu và Baroque. Trong các thế kỷ 16 và 17, pháo thành Fasil Ghebbi là nơi ở của hoàng đế Ethiopia Fasilides (Fasil) cũng như của những người kế vị ông. Kể từ năm 1636, nó là kinh đô một cách ổn định.

Năm 1979, quần thể này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tổ hợp các công trình xây dựng bao gồm lâu đài Fasilides, cung điện Iyasu, đại sảnh Dawit, phòng ăn lớn, các chuồng ngựa, lâu đài Mentewab, thư viện, 3 nhà thờ v.v.


8.Thung lũng Awash
Thung lũng Awash, còn gọi là thung lũng Hawash hay thung lũng sông Awash, ở Ethiopia là vùng thung lũng thấp của sông Awash, một con sông chính của nước này.

UNESCO đã đánh giá: “Vùng thung lũng Awash bao gồm những nhóm di chỉ cổ sinh vật thuộc loại quan trọng nhất của lục địa châu Phi. Những di vật cổ nhất tìm được có niên đại cách đây ít nhất 4 triệu năm đã cung cấp các bằng chứng về sự tiến hóa của con người và đã làm thay đổi quan niệm về lịch sử nhân loại”.


9.Aksum
Axum, hay Aksum, là một thành phố ở bắc Ethiopia được đặt tên theo Vương quốc Aksum tồn tại lâu dài, đây là một cường quốc hải quân và mậu dịch cai trị khu vực này từ năm 400 trước Công nguyên đến thế kỷ 10.

Bia Aksum, nằm trên cao nguyên Tirgay, miền bắc Ethiopia, vốn là thủ đô của một nhà nước quan trọng phát triển mạnh trong bảy thế kỷ đầu Công nguyên, có mối quan hệ thương mại với miền đông Địa Trung Hải, Ả Rập và Ấn Độ. Ngày nay, nơi này là một trung tâm hành chính và thương mại địa phương, là địa điểm có ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hội chính thống Ethiopia, giáo lý Cơ đốc được giới cầm quyền Aksum thông qua vào đầu thế kỷ 4. Thế nhưng, đây là một bia khổng lồ bằng đá nguyên khối, chạm trổ công phu mang đặc điểm truyền thống Aksumi nổi bật, cùng nhiều đặc điểm khác. Cuộc khai quật do Menelik I, con trai của Solomon và Hoàng hậu Sheba tiến hành cho thấy, chúng là những vật đánh dấu phần mộ, nhất là có niên đại từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 4. Khi giáo lý Cơ đốc được thông qua, việc sản xuất các bia lớn bị bãi bỏ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN