Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Hà Lan

0
1303
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Anh có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Khu vực lịch sử của Willemstad gồm nội thành và khu cảng
Willemstad là thủ phủ của Curaçao, một quốc gia cấu thành thuộc Vương quốc Hà Lan. Tọa độ 12°7′B 68°56′T, với dân số vào khoảng 125.000 người. Thành phố bao gồm 2 khu vực: Punda và Otrobanda. Hai khu vực này được phân chia bởi vịnh St. Anna, một vịnh nhỏ dẫn vào bến cảng tự nhiên lớn gọi là ‘Schottegat’.

Punda được thành lập vào năm 1634, khi người Hà Lan chiếm được hòn đảo từ Tây Ban Nha. Tên ban đầu của Punda là de punt trong tiếng Hà Lan. Otrobanda, được thành lập năm 1707, là phần phố mới và được xem là trung tâm văn hóa của Willemstad. Tên của nó xuất phát từ Papiamentu otro banda, có nghĩa “phía bên kia.” Punda và Otrobanda được nối bởi một cầu phao. Trung tâm thành phố Willemstad có một hệ mạng lưới các kiến trúc thời thuộc đia và chịu ảnh hưởng của phong cách Hà Lan. Trung tâm thành phố với những kiến trúc và lối vào cảng đặc biệt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa.

Do vị trí của mình, Willemstad là nơi có một hải cảng. Cảng Willemstad đã mang lạ thịnh vượng cho đảo Curaçao. Willemstad đã trở thành trung tâm lọc hóa dầu của hãng Royal Dutch/Shell năm 1914.

Thành phố cũng là tuyến điểm du lịch hấp dẫn và có nhiều sòng bạc. Thành phố có sân bay quốc tế Hato.


2.Nhà máy Van Nelle
Nhà máy Van Nelle (tiếng Hà Lan: Van Nellefabriek) là một trên sông Schie trong khu công nghiệp Spaanse Polder, phía tây bắc của Rotterdam. Đây được coi là một ví dụ điển hình của Phong cách Kiến trúc Quốc tế, một trong những biểu tượng kiến trúc công nghiệp thế kỷ 20.

Nhà máy Văn Nelle là một di tích quốc gia của Hà Lan. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2014, tại Doha, trong phiên họp thường niên của Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO, nó được công nhận là Di sản thế giới.[2]


3.Trạm bơm bằng hơi nước D.F.Woudagemaal
Trạm bơm bằng hơi nước D.F.Woudagemaal (tiếng Hà Lan: ir. D.F. Woudagemaal) là một trạm bơm thoát nước, đặt ở Tacozijl (gần Lemmer), tỉnh Friesland, Hà Lan. Đây là trạm bơm vận hành bằng hơi nước lớn nhất thế giới.

Tên trạm được gọi theo tên kỹ sư (ir.) D.F.Woudagemaal, người phụ trách dự án bơm thoát nước ở tỉnh Friesland, cùng với kỹ sư Dijxhorn. Trạm gồm có 4 máy hơi nước và 8 bơm ly tâm do hãng S.A. Machinefabriek Jaffa ở Utrecht sản xuất.

Trạm bơm này được nữ hoàng Wilhelmina khánh thành ngày 7.10.1920.

Sau 47 năm sử dụng than đá để đun các nồi hơi nước, năm 1947 các nồi hơi nước này đã được chuyển sang đun bằng dầu.

Trạm bơm nước này vận hành thường xuyên cho tới năm 1966, khi trạm bơm mới J.L. Hoogland đưa vào vận hành, thì trạm bơm này chỉ hoạt động phụ, trợ giúp cho trạm bơm mới.

Năm 1998, trạm bơm nước này đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới.


4.Stelling van Amsterdam
Stelling van Amsterdam hay Tuyến phòng thủ Amsterdam là một vành đai công sự xung quanh Amsterdam, bao gồm 42 pháo đài và các vùng đất trũng có thể bị gây ngập nước trong thời chiến. Khu ngập lụt này được thiết kế để có chiều sâu khoảng 30 cm, không đủ sâu cho thuyền bơi được. Bất kể tòa nhà nào cách tuyến phòng thủ này trong khoảng cách 1 km phải được xây bằng gỗ để có thể đốt được và sự cản trở sẽ được phá bỏ. Stelling van Amsterdam được xây trong khoảng từ 1880 và 1914. Sự phát minh ra máy bay và xe tăng khiến cho các pháo đài lỗi thời ngay khi chúng vừa được xây xong. Nhiều pháo đài ngày nay nằm dưới sự kiểm soát của các hội đồng thành phố và các sở và có thể cho khách tham quan. Monumentdag, vào ngày Thứ 7 thứ hai của tháng 9 là ngày lý tưởng để tham quan do vào cửa miễn phí.


5.Schokland và vùng lân cận
Schokland (mun. Noordoostpolder) nguyên trước đây là một hòn đảo của Hà Lan Zuiderzee. Schokland mất tình trạng là đảo khi Nordoostpolder được lấn biển năm 1942. Phần còn lại ngày nay vẫn còn nhìn thấy là một phần hơi nhô lên ở đất lấn biển và một phần tường chắn khu cảng ‘Middelbuurt’.

Do mực nước biển dâng lên, Schokland chuyển từ một khu định cư hấp dẫn thời Trung Cổ thành một nơi bị ngập lụt đe dọa thường xuyên cho đến thế kỷ 19. Đến lúc ấy, những cư dân của Schokland đã lui về 3 vùng đất cao là: Emmeloord, Molenbuurt, và Middelbuurt. Một trận lụt lớn năm 1825 đã phá hủy hàng loạt và năm 1859 thì chính phủ quyết định kết thúc các khu định cư ở trên Schokland.

Ngày nay, Schokland là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng và có bảo tàng Schokland, đây cũng là di sản thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận ở Hà Lan.


6.Rietveld Schröderhuis (Nhà Rietveld Schröder)
Nhà Rietveld Schröder (tiếng Hà Lan: Rietveld Schröderhuis) (cũng gọi là nhà Schröder) ở Utrecht được xây năm 1924 bởi kiến trúc sư Hà Lan Gerrit Rietveld cho bà Truus Schröder-Schräder và ba đứa con của bà. Nhà được thiết kế không tường. Rietveld đã cùng làm việc với Schröder-Schräder để tạo nên ngôi nhà này. Bà Schröder đã sinh sống trong ngôi nhà này đến khi qua đời vào năm 1985. Ngôi nhà đã được phục hồi bởi Bertus Mulder và ngày nay là một bảo tàng mở cửa cho khách tham quan. Năm 2000, ngôi nhà này đã được đưa vào danh sách di sản thế giới UNESCO.

7.Kinderdijk-Elshout
Kinderdijk là một làng ở Alblasserwaard thuộc tỉnh Nam Holland, Hà Lan, nằm cách thành phố Rotterdam 15 km về phía Đông. Vì nằm dưới mực nước biển và cạnh hai sông Lek và Noord, một hệ thống cối xay gió được làm từ năm 1740 để bơm nước ra sông, tránh ngập lụt. Với 19 chiếc, Kinderdijk là nơi tập trung nhiều cối xay gió nhất Hà Lan.

Lúc đầu cối xay gió được làm bằng đá, dần dần sau đó con người cải tiến bằng những chất liệu nhẹ hơn như gỗ với hình bát giác và cánh quạt sải dài lợi dụng được nhiều sức gió để guồng nước đổ ra sông[cần dẫn nguồn]. Cư dân đến sinh sống ở vùng này từ thế kỷ 11[cần dẫn nguồn]. Họ đã cải tạo bãi than bùn, mở rộng khu vực này để trồng trọt và sinh sống bằng cách đào kênh dẫn nước, dùng cối xay gió cuốn nước đổ ra sông lớn quanh vùng

Hệ thống cối xay gió của làng Kinderdijk được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1997.

8.Kênh đào Amsterdam
Amsterdam, thành phố “Venice của phương Bắc”, với 100 km toàn những kênh đào cùng 900 hòn đảo và 1500 bảo tàng. Ba kênh đào chính: Herengracht, Prinsengracht, và Keizersgracht, được đào khoảng thế kỷ thứ 17, trong thời gian hoàng kim của Hà Lan, với chức năng vành đai của thành phố. Dọc theo 3 kênh đào chính này là 1550 công trình tưởng niệm. Năm 2010, toàn bộ ba kênh đào và 1550 công trình tưởng niệm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Một mạng lưới các kênh đào được xây dựng ở phía Tây và Nam nhằm bảo vệ thành phố cổ và hải cảng trong việc tái định cư và mở rộng địa giới hành chính của thành phố, Singelgracht. Đây là một kiệt tác về công trình thuỷ lợi, quy hoạch thành phố, và một chương trình hợp lý xây dựng và kiến trúc tư

Một hệ thống kênh rạch gồm nhiều hình vòng cung đồng tâm, chạy dài giữa các khu đô thị nhằm thoát nước khỏi các khu đầm lầy và mở rộng đất cho thành phố. Thời kỳ đó, đây là công trình mở rộng có quy mô nhất, và nó đã trở thành mô hình tham chiếu cho nhiều dự án các thành phố lớn trên thế giới.


9.Biển Wadden
Biển Wadden (tiếng Hà Lan: Waddenzee, tiếng Đức: Wattenmeer, tiếng Hạ Saxon:Wattensee, tiếng Đan Mạch: Vadehavet, tiếng Tây Frisia: Waadsee) là một đới gian triều (vùng đất bị ngập nước biển khi triều lên) ở phần đông nam của biển Bắc. Khu vực này nằm giữa vùng duyên hải của phía tây bắc châu Âu lục địa và chuỗi các đảo trong quần đảo Frisia, tạo thành một vùng nước nông với các bãi lầy thoai thoải và các vùng đất lầy lội. Đây là nơi có đa dạng sinh học cao. Năm 2009, các phần của biển Wadden thuộc Đức và Hà Lan đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản thế giới vào năm 2009 và được mở rộng thêm phần thuộc Đan Mạch vào năm 2014.


10.Droogmakerij de Beemster
Beemster là một đô thị ở Hà Lan, ở tỉnh Noord-Holland. Beemster là nơi đầu tiên được gọi là đất lấn biển ở Hà Lan và nước được rút ra từ một hồ bằng cối xay gió. Khu lấn biển Beemster được làm khô từ năm 1609 đến 1612. Khu này được bảo tồn nguyên trạng các cảnh cánh đồng ngăn nắp, các con đường, kênh đào, đập, kè và các khu tái định cư đã được thiết kế theo nguyên tắc quy hoạch Phục Hưng. Một hệ thống các kênh đào và đường song song với nhau ở đây. Mạng lưới nàydduwowjc cắt ngang bởi: các kênh nhánh lớn hơn được cắt ngang mỗi km bởi các con đường lớn hơn. Do giá trị lịch sử và tình trạng nguyên trạng, Beemster đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN