Top 10 di sản thế giới được công nhận tại Hàn Quốc

0
1654
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Hàn Quốc có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Cung Changdeokgung
Changdeokgung (Hangul: 창덕궁, Hán Việt: Xương Đức Cung) là một cung điện nằm trong một công viên lớn của Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong năm cung điện được các vua của nhà Triều Tiên (1392–1897) xây dựng.Xương Đức Cung là cung điện quan trọng thứ hai và đã đóng vai trò quan trọng nhất trong 270 năm cho đến khi Cảnh Phúc Cung được xây dựng lại vào năm 1868. Tuy nhiên dưới sự thống trị của đế quốc Nhật Bản đầu thế kỷ 20 thì cung điện cũng chỉ còn lại 30% các công trình.


2.Khu mộ đá Gochang, Hwasun và Ganghwa
Khu mộ đá Gochang, Hwasun và Ganghwa (Hangul: 고창 / 화순 / 강화지석묘군, Hanja: 高敞 /和順 /江華支石墓群, Hán Việt: Cao Sưởng, Hòa Thuận, Giang Hoa chi thạch mộ quần) ở khu vực phía Tây của Hàn Quốc là một nơi có hàng trăm ngôi mộ đá được dùng đánh dấu các ngôi mộ và phục vụ cho lễ nghi trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên khi nền văn hóa cự thạch cực thịnh ở bán đảo Triều Tiên. Năm 2000, UNESCO đã công nhận đây là di sản thế giới. Người ta cho rằng Triều Tiên là nơi có 50% mộ đá (hay bàn thờ đá) của thế giới.


3.Khu di tích lịch sử Gyeongju
Khu di tích lịch sử Gyeongju (tiếng Hàn Quốc: 경주 역사유적 지구, Hanja:慶州歴史地域, Hán Việt: Khánh Châu Lịch sử Địa vực) nằm ở Hàn Quốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2000. Khu vực được bảo vệ này bao gồm di tích các đền, lâu đài, các chùa và tượng ngoài trời và các di vật văn hóa khác của vương quốc Tân La. Khu lịch sử này đôi khi được biết đến như là bảo tàng ngoài trời rộng nhất thế giới.


4.Haeinsa
Haeinsa (Hải Ấn tự) là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc. Ngôi chùa này nổi bật vì có lưu giữ Tripitaka Koreana, bộ chạm khắc kinh Phật trên 81.258 tấm gỗ, được lưu giữ ở đây từ năm 1398.

Haeinsa là một trong ba Tam Bảo tự của Triều Tiên và đại diện cho pháp. Ngôi chùa này nằm ở núi Gaya ở tỉnh Nam Gyeongsang. Đền này vẫn là trung tâm thời cúng Seon và vẫn là nơi thờ Rev. Seongcheol, người mất năm 1993.

Ngôi chùa được xây năm 802. Truyền thuyết cho rằng hai nhà sư người Triều Tiên là Suneung và Ijeong trở về từ Trung Hoa và đã trị khỏi bệnh cho vợ của vua Aejang. Để tỏ lòng biết ơn lòng nhân từ của Phật, đức vua đã ra lệnh xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa đã được phục hồi lại những năm 900, 1488, 1622, và 1644. Hirang, sư phụ trụ trì của ngôi chùa đã được vua Taejo của Goryeo ban chức. Haiensa đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn năm 1817 và toà chính đã được xây lại năm 1818.[1] Một lần trùng tu lại vào năm 1964 đã làm lộ ra một long bào của vua Gwanghaegun, người đã cho trùng tu chùa này năm 1622

Chùa Haeinsa, Nơi cất giữ “Tripitaka Koreana” đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới nưam 1995. Ủy ban UNESCO cho rằng ngôi chùa này là độc đáo vì không có tòa nhà lịch sử nào được dành riêng cho việc gìn giữ các hiện vật và kỹ thuật được sử dụng thì chân thật một cách đặc thù.


5.Các làng lịch sử Hàn Quốc: Hahoe và Yangdong
làng dân gian Yangdong (làng Yangdong của Gyeongju) là một làng truyền thống từ nhà Triều Tiên. Làng này tọa lạc ở Gangdong-myeon, 16 km về phía đông bắc Gyeongju, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc, dọc sông Hyeongsan. Núi Seolchang nằm ở phía bắc làng. Làng này đã được phân loại là Tư liệu dân gian quan trọng số 189 bởi chính phủ Hàn Quốc. Kích thước, mức độ bảo tồn, nhiều hiện vật văn hóa, tính truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên là các yếu tố làm nên giá trị của làng Yangdong. Đây cũng là ví dụ tốt về phong cách sống của tầng lớp lưỡng ban (quý tộc Triều Tiên) và truyền thống Tân Nho giáo.

Làng này đưa vào danh sách di sản thế giới UNESCO cùng với làng dân gian Hanhoe tại cuộc họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản UNESCO tổ chức ở Brasila, Brasil cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2010.


6.Pháo đài Hwaseong
Hwaseong (Hangul: 화성; Hanja: 華城; Hán Việt: Hoa Thành) là một thành cổ tọa lạc tại Suwon, Hàn Quốc, cách Seoul 30 km. Pháo đài này được xây dựng từ 1794 đến 1796. Vua Triều Tiên Chính Tổ đã cho xây dựng pháo đài để vinh danh và chứa những di vật của cha mình là Trang Hiến Thế Tử – người đã bị vua cha là Triều Tiên Anh Tổ buộc tử. Pháo đài này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1997. Thành cổ rất đẹp với những viên đá lát tường từ thời xa xưa.


7.Đảo núi lửa Jeju và các ống nham thạch
Đảo Jeju là đảo lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 1846 km2[1] (rộng 73 km, dài 41 km). Có khí hậu đại dương ôn hòa với những tháng nóng nhất cũng không quá 33 °C, Jeju là điểm đến lý tưởng cho tuần trăng mật của các đôi vợ chồng mới cưới, cũng là nơi nghỉ ngơi được ưa thích của du khách nước ngoài. Con số 20 sân golf trên đảo đã nói lên sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch – giải trí ở Jeju. Một khu trên đảo này là di sản thế giới UNESCO.


8.Miếu thờ Jongmyo
Jongmyo (Hangul: 종묘; Han-ja: 宗廟, Hán Việt: Tông Miếu) là miếu thờ các vua và hoàng hậu của Triều Tiên vương triều. Theo UNESCO, miếu thờ này là miếu Khổng Tử của hoàng gia cổ nhất còn bảo tồn và các lễ nghi đã được tiếp tục theo truyền thống thiết lập từ thế kỷ 14. Các miếu thờ đó tồn tại từ Tam quốc Triều Tiên nhưng chỉ có những tông miếu của triều đại Triều Tiên là còn sót lại đến ngày nay. Tông Miếu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995.


9.Namhansanseong
Namhansanseong (có nghĩa là “Pháo đài núi Namhan”) là một công viên pháo đài nằm ở độ cao 480 mét so với mực nước biển, ngay phía đông nam của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nó nằm trên đỉnh núi Namhan bao gồm các công sự và một số đền thờ thế kỷ 17. Pháo đài đã được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2014.

10.Quần thể lăng mộ Vương tộc của nhà Triều Tiên
Quần thể lăng mộ Vương tộc của nhà Triều Tiên là quần thể gồm 40 lăng mộ nằm rải rác tại 18 địa điểm được xây dựng từ năm 1408 đến năm 1966 nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất và thể hiện uy nghiêm của vương tộc dưới triều đại Triều Tiên.

Mỗi một lăng mộ có một gò chôn cất, khu vực nghi lễ, ngôi đền hình chữ T bên trong là bia đá, nhà kho, nhà bếp hoàng gia, cổng ra vào lăng mộ, các tượng đá khắc hình người và động vật với mục đích bảo vệ lăng mộ và trang trí. Phía sau lăng mộ là những gò đất cao và những bức tường bao nhằm bảo vệ tránh khỏi ngập lụt.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN