Top 5 loài trai đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
1821
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài trai đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Trai điệp
Trai điệp (danh pháp khoa học Hyriopsis cumingii)là một loài trai thuộc họ Trai cánh (Unionidae).

Loài có giá trị thực phẩm và công nghiệp. Vỏ trai là nguyên liệu để chế biến bột giấy điệp (dùng trong hội hoạ), xà cừ đẹp dùng trong nghề khảm trai, làm khuy trai.
Trai có kích thước lớn với chiều dài cơ thể 25 cm, mặt bên ngoài màu đen nâu, bên trong là lớp xà cừ trắng hồng, cánh và phía đuôi ánh vàng. Cánh mỏng và phát triển về phía lưng, phần đỉnh vỏ thấp có nhiều nếp nhăn đồng tâm. Vỏ mỏng, màu xanh vàng xuất hiện ở con non.

2.Trai ngọc môi đen
Trai ngọc môi đen (Danh pháp khoa học: Pinctada margaritifera) là một loài trai ngọc trong họ Pteriidae.

Bề ngoài chúng có hình đĩa, tròn dẹt, con lớn đường kính hơn 200 m. Mặt ngoài thường sần sùi, nhiều vân và vảy nhỏ, có các sinh vật bám như: giun nhiều tơ (Sedentery), hàu (Dendropoma). Bản lề của chúng thẳng, răng biến mất thay vào đó là một khối keo đàn hồi màu đen. Mặt trong trơn và sáng, nổi lên xà cừ ánh nhiều màu (7 sắc cầu vồng). Mép viền quanh vỏ màu nâu vàng, ở con nhỏ có nhiều tia màu đen, tia này biến mất ở con lớn trên 150 mm.

Sống ở vùng triều, những con lớn thường sống ở dưới triều, có khi sâu 20 m nước. Có chân tơ bám vào bờ đá, rạn san hô hay những giá bám cứng khác. Thường sống tập trung 5 – 10 cá thể trên một vật bám. Chúng phân bố ở Phía Nam đảo Kii, Penisula, Honshu. Ở Việt Nam chúng có ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, đảo Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo.


3.Trai ngọc môi vàng
Trai ngọc môi vàng (danh pháp hai phần: Pinctada maxima) là một loài trai ngọc sinh sống ở biển trong họ Pteriidae, Có hai biến thế màu sắc: trai môi trắng và trai môi vàng. Vỏ gần như tròn, dẹp hai bên. Đây là loài trai nuôi lấy ngọc trai quan trọng trên thế giới.

Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu tại các vùng biển thuộc: Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc.

Trên thế giới, chúng thường phân bố tại các vùng biển: Australia, Fiji, Tahiti và Philippines. Loài này rất lớn, có đường kính đến 12 inch.


4.Trai tay gấu
Trai tay gấu (Hippopus hippopus) là loài nhuyễn thể hai mảnh của vùng biển nhiệt đới.


5.Trai tai tượng khổng lồ
Sò tai tượng hay sò tượng (danh pháp khoa học: Tridacna gigas, còn được gọi là pā’ua ở quần đảo Cook), là loài thân miềm hai mảnh vỏ lớn nhất. T. gigas là một trong những loài sò đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Chúng là một trong số các loài sò lớn có nguồn gốc từ các rạn san hô nông của Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể nặng hơn 200 kg (440 lb), chiều ngang do được 120 cm (47 in), và có tuổi thọ trung bình trong tự nhiên 100 năm trở lên.Chúng cũng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Philippines, nơi chúng được gọi là taklobo, và tại biển đông ở các rạn san hô của Sabah (Đông Malaysia).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN