Top 10 loại súng phóng lựu đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
3448
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 10 loại súng phóng lựu đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.B40
RPG-2 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B40. Loại súng này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam, sau đó dần dần thay bằng đời sau RPG-7 (hay phiên bản B41 của Việt Nam).


2.Súng chống tăng B41
RPG-7 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B41. Gọi là B41 vì súng là đời sau của B40 (hay bazooka 40 mm), dù cho nó vẫn có đường kính là 40 mm.


3.RPG-29
RPG-29 (ký hiệu NATO: Vampir) là một loại súng phóng lựu chống tăng do Liên Xô chế tạo, sau do Nga tiếp tục sản xuất. Nó là mẫu tiếp nối của phiên bản RPG-28 nhưng lại phổ biến hơn so với RPG-28, được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1989. Súng khá phổ biến trên thế giới, sử dụng đạn PG-29 có khả năng chọc thủng các vỏ xe composite-bọc thép của các xe tăng, xe thiết giáp Phương Tây. Các mẫu tiếp theo của RPG-29 là RPG-30 và RPG-32


4.RPO Shmel
RPO Shmel (tiếng Nga: Шмель) là loại súng phóng tên lửa sử dụng một lần với các đầu đạn gây cháy, nhiệt áp hay đạn khói được phát triển vào năm 1984. Nó đã được thông qua để đưa vào phục vụ trong quân đội với ba mẫu và vì chúng sử dụng đạn gây cháy (RPO-Z), nhiệt áp (RPO-A) hay tạo khói (RPO-D) nên súng thường được xem là một loại súng phun lửa vì thế lực lượng được trang bị sử dụng chúng là các binh chủng hóa học chứ không phải lực lượng bộ binh bình thường. Shmel cũng được sử dụng một cách giới hạn trong các lực lượng đặc nhiệm thuộc bộ nội vụ Nga. Ngoài việc trang bị cho quân đội thì súng cũng được dùng để xuất khẩu.


5.M72 LAW
M72 LAW là vũ khí chống tăng hạng nhẹ không có điều khiển do Hoa Kỳ thiết kế. Loại vũ khí này được thiết kế và chế tạo để thay thế cho bazooka. M72 LAW chính thức phục vụ vào năm 1963 và chấm dứt hoạt động vào năm 1983. Hiện nay nó được sản xuất bởi Raufoss Nammo AS ở Na Uy. Đầu năm 1963, M72 LAW đã được thông qua bởi quân đội Hoa Kỳ và là vũ khí cá nhân chống tăng bộ binh, thay thế lựu đạn HEAT M31 được bắn từ súng trường và M20A1 “Super Bazooka”. Đầu những năm 1980, M72 được thay thế bằng-17 FGR Viper, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ do Quốc hội và AT4 M136 của Thụy Điển được giới thiệu để thay thế vị trí của nó.


6.M203
Ống phóng lựu M203 là một ống phóng lựu được gắn vào súng M16 hoặc M4 Carbine được Quân đội Hoa Kỳ sử dụng. Những phiên bản chỉnh sửa chút ít của nó còn có thể sử dụng trên nhiều loại súng khác nhau. Thiết bị này được gắn dưới tay cầm súng, ngoài lựu đạn tiêu chuẩn nó còn có thể dùng để phóng lựu đạn gas, đạn cỡ to…

M203 được gắn dưới tay cầm súng được nạp đạn cỡ lớn hoặc đạn gas. Sau mỗi lần bắn phải nạp đạn lại. Chính xác không cao nhưng gây sức sát thương rất lớn. Tính năng kỹ chiến thuật của M203 được đánh giá là nhỉnh hơn dòng GP-25/30 tuy nhiên theo những nguồn khác thì GP-25/30 thậm chí là vượt trội so với M203[2].

Quân đội Nhân dân Việt Nam đang cải tiến và sử dụng M203 lắp trên súng AK có thể vì lý do chính là đồng bộ cỡ đạn với M79 đã được sản xuất trong nước từ lâu.


7.GP-25
GP-25 (tiếng Nga: ГП-25) là loại súng phóng lựu dạng ống lắp dưới súng trường tấn công do Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1978. Nó được thiết kế để trang bị trên dòng súng AK, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984 trong cuộc Chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan. Phiên bản đầu tiên của nó còn được gọi là BG-15, chỉ có thể lắp dưới súng AK-74, còn GP-25 có thể trang bị cho cả dòng súng AK từ khẩu AK-47 đến AN-94. Phiên bản biến thể gần thời của nó nhất là GP-30 dùng để trang bị cho các mẫu súng AK đời 2000 trở lên, đặc biệt là khẩu AK-107.

8.DP-64
DP-64 (tiếng Nga:ДП-64) mã thiết kế là Nepryadva (Непрядва, tên một con sông chảy qua tỉnh Tula) là loại súng phóng lựu hai nòng được thiết kế để bảo vệ các con tàu, bến cảng cùng những công trình được xây trên nước cũng như được trang bị cho các lực lượng bảo vệ bờ biển hay các lực lượng đặc nhiệm. Loại súng này chủ yếu dùng để chống lại các phá hoại từ dưới nước với độ sâu khoảng 40 m hoặc tiêu diệt các mục tiêu nổi nhẹ khác trên mặt nước trong khoảng cách 400 m. DP-64 được trang bị cho các thủy thủ để có thể bảo vệ tàu của mình chống lại các thợ lặn hay những thứ khác. Nhưng nó cũng có thể gắn vào vị trí của các tháp pháo có thể điều khiển từ xa của tàu hay được trang bị trên các trực thăng tuần tra.


9.MGL
MGL (Multiple Grenade Launcher) là loại súng phóng lựu ổ quay bán tự động sử dụng loại lựu đạn cỡ 40 mm được phát triển và chế tạo bởi công ty Milkor tại Nam Phi. Đây là loại súng phóng lựu bắn loạt đầu tiên trên thế giới được sản xuất hàng loạt. Lực lượng Quốc phòng Nam Phi đã đề ra một khái niệm về một loại súng phóng lựu bắn được nhiều lần vào năm 1981. Ngay sau đó nguyên tắc hoạt động này đã được chấp nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc với một dự án nghiêm ngặt, sau khi phát triển thì việc chế tạo đã bắt đầu từ năm 1983. Kể từ khi được chế tạo MGL đã được sử dụng tại 30 quốc gia khác nhau vì có độ tin cậy trong các môi trường khắc nghiệt như rừng mưa nhiệt đới hay sa mạc.

MGL giúp tăng hỏa lực của nhóm tác chiến nhỏ lên rất nhiều khi so sánh với các loại súng phóng lựu khác như M79 hay M203. Nó được thiết kế đơn giản, chắc chắn và đáng tin cậy. Thiết kế ổ quay vốn đã được chứng minh từ rất lâu về độ tin cậy của nó cũng như có tốc độ bắn khá cao nếu biết cách bóp cò liên tục. Loại súng này có thể được sử dụng trong cả mục đích quân sự lẫn thi hành công vụ. Nó có thể sử dụng các loại lựu đạn khác nhau như nổ mạnh, nổ mạnh xuyên giáp, các loại đạn chống bạo động hay pháo sáng.


10.AGS-17
AGS-17 Plamya (tiếng Nga: Avtomatischeskyi Granatmyot Stankovyi Plamya) là súng phóng lựu tự động do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 1967.

AGS-17 là vũ khí hạng nặng yểm trợ cho bộ binh, được gắn trên giá 3 chân hoặc trên các phương tiện chiến đấu, dùng loại lựu đạn 30 mm. Lựu đạn được đặt trong thùng có sức chứa tới 29 quả và được gắn với súng. Nòng súng có thể tháo rời để tiện cho di chuyển. Giá 3 chân có cần nâng để súng có thể chuyển từ bắn thẳng sang bắn cầu vồng.

Sau Xung đột biên giới Xô-Trung, quân đội Liên Xô thấy có nhu cầu về loại vũ khí hiệu quả để chống lại chiến thuật biển người. Những phát hiện về loại súng phóng lựu tự động mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam đã thúc đẩy Liên Xô phát triển loại súng phóng lựu tự động của mình. AGS-17 được phát triển trong bối cảnh như thế.

AGS-17 còn được trang bị cho xe chiến đấu bộ binh và máy bay trực thăng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN