Top 7 loại súng tiểu liên đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
1981
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 7 loại súng tiểu liên đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.Heckler & Koch MP5
MP5 là súng tiểu liên 9 mm đo Đức thiết kế, phát triển vào thập niên 1960 bởi nhóm kỹ sư thuộc nhánh công xưởng Tây Đức của Heckler & Koch GmbH (H&K). MP5 lần đầu tiên được giới thiệu năm 1966 với tên HK54. Tên MP5 xuất phát từ Maschinenpistole 5 (súng tiểu liên mẫu số 5). Do sự thành công của mẫu G3, công ty H&K quyết định phát triển 4 nhóm súng với cỡ đạn khác nhau (dựa trên thiết kế mẫu G3): 7,62x51mm NATO, 7,62x39mm M43, 5,56x45mm NATO, 9x19mm Parabellum. Khẩu MP5 là mẫu thứ tư, có tên ban đầu là HK54.

MP5 là khẩu súng có uy lực bắn không lớn nhưng bù lại nó có độ giật thấp khi bắn tốc độ bắn nhanh; nhỏ gọn, nhẹ tiện lợi và có thể lắp thêm phụ kiện như ống giảm thanh, kính ngắm laser… nên khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng như đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy SEAL, đặc nhiệm SWAT (Mỹ), Hiến binh Pháp (GIGN), đặc nhiệm GSG-9 (Đức). Nhưng do có sức công phá yếu, nên MP5 không thể cạnh tranh với các khẩu súng nổi tiếng như AK47, M16 trên chiến trường.


2.UZI
Uzi (tiếng Hebrew: עוזי‎) cùng với MP5, TMP,… thuộc nhóm súng tiểu liên. Đây một trong những loại súng tự vệ trang bị cho cá nhân khá nhỏ gọn. Các biến thể mới và nhỏ hơn của loại súng này được xem như thuộc loại súng ngắn tự động. Khẩu súng Uzi đầu tiên được thiết kế bởi thiếu tá Uziel Gal – một người Do Thái gốc Đức – vào cuối những năm 1940. Súng được sản xuất bởi Israel Military Industries của Israel, nhà sản xuất FN Herstal của Bỉ, và một số hãng khác theo nhượng quyền. Bản mẫu đầu tiên được chế tạo vào năm 1950 bởi hãng Uziel Gal của Israel.

Từ năm 1954, Uzi được đưa vào sử dụng trong quân đội Israel. Trên thế giới, Uzi được trang bị chủ yếu cho các lực lượng cảnh sát, phản ứng nhanh, trong quân đội thường trang bị cho lực lượng đặc biệt và lính tăng, pháo binh. Ngày nay Uzi đang dần trở nên lạc hậu và bị thay thế bởi các vũ khí cùng loại hiện đại hơn như HK-MP7.


3.PM-63
PM-63 RAK (viết tắt của Ręczny Automat Komandosów tức súng ngắn tự động) là loại súng tiểu liên (Tiếng Anh:Sub Machine gun) do Piotr Wilniewczyc người Ba Lan thiết kế, sử dụng loại đạn 9 mm đặc trưng cho súng tiểu liên. Súng có đặc điểm như một loại súng lục tự động, được thiết kế năm 1950 và thời gian sản xuất từ năm 1964-1974 tại Nhà máy Łucznik Arms.

PM-63 được phát triển bắt đầu từ khi khái niệm súng tiểu liên lần đầu tiên được đề xuất tại Đại học Công nghệ Warszawa của Ba Lan. Quân đội Ba Lan khi đó yêu cầu một loại súng nhỏ gọn nhưng uy lực cao hơn súng lục nhằm trang bị cho các lính lái xe, lính cảnh vệ và cả các đơn vị đặc nhiệm. Từ đây, mẫu súng tiểu liên đầu tiên của Ba Lan – PM-63 ra đời. Nó chính thức phục vụ trong Quân đội và Cảnh sát Ba Lan từ năm 1965. PM-63 ngay sau đó cũng bắt đầu phát triển với nhiều biến thể khác nhau cả trong và ngoài Ba Lan.Nó cũng được đưa ra một số nước chủ yếu là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ. Nó cũng được trang bị cho các đơn vị cảnh vệ và cả đặc công của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thời Chiến tranh Việt Nam.

PM-63 RAK cũng khá được ưa chuộng ngay từ những ngày đầu sử dụng do nhỏ gọn, tốc độ bắn cao (650 phát/phút), sơ tốc lớn (320 m/s), tầm bắn hiệu quả đến 150 m. Tuy vậy nó cũng chỉ thích hợp trang bị cho các đơn vị cảnh vệ, cảnh sát, các đơn vị đặc nhiệm, biệt kích hay đặc công thực hiện cách đánh nhanh gọn, bất ngờ do loại đạn 9×18 mm và 9×19 mm không có độ sát thương cao như các loại đạn 7,62×39 mm hay 5,56×45 mm của AK và M16.

Hiện nay, PM-63 RAK đã dần lạc hậu và được thay thế bằng PM-84 Glauberyt.


4.PPSh-41
PPSh-41 (Pistolet-Pulemyot Shpagina obrazet 1941 – Súng tiểu liên của Shpangin kiểu năm 1941) là súng tiểu liên được kỹ sư Georgi Shpagin thiết kế. Súng được chấp nhận trang bị năm 1941 và là súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết trong thế chiến thứ hai. Có thể coi đây là một phiên bản đơn giản hóa, tối ưu hóa của khẩu súng tiểu liên do thiếu tướng – kỹ sư Vasily Degtyaryov thiết kế năm 1934 (cải tiến vào năm 1940 trở thành PPD-40). PPSh-41 với thiết kế máy lùi, bắn khi khóa nòng hở, sử dụng đạn 7,62×25mm của súng ngắn Tokarev TT-33 đã trở thành súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết khi đó.


5.K-50M
K-50M là loại súng tiểu liên do Việt Nam tự sản xuất dựa theo mẫu súng kiểu 50 (Type 50/PPSh-41) do Trung Quốc sản xuất. Vào thập niên 60, Trung Quốc đã vận chuyển nhiều loại vũ khí cho miền bắc Việt Nam, trong đó có súng Type 50. Sau này Việt Nam được Trung Quốc cấp phép sản xuất với cái tên mới là K-50M. Việc cải tiến súng bao gồm việc rút ngắn nòng súng, thay vỏ súng, bỏ báng súng bằng gỗ và thay thế bằng báng súng cơ động bằng kim loại) làm cho súng cơ động hơn rất nhiều.

K-50M được lên đạn bằng bulong với hai cách bắn là bắn từng viên với bắn nhiều viên cùng một lúc. K-50 dùng chung đạn với súng ngắn K-54.


6.Tiểu liên MP-40
MP-40 (MP viết tắt của Maschinenpistole) là loại súng tiểu liên cùng dòng được quân đội Đức quốc xã sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai, ngoài ra nó còn được các lực lượng vũ trang khác sử dụng. MPcòn có loại tiểu cùng dòng với MP-40 nữa là MP-38 và MP-41.

MP-40 được Heinrich Vollmer thiết kế dựa trên mẫu VPM 1930 của Heinrich Vollmer. Quân Đồng minh thường gọi nó là “Schmeisser” theo tên Hugo Schmeisser mặc dù nó thực sự không phải thiết kế của nhà thiết kế súng này.


7.MAT-49
MAT-49 là loại súng tiểu liên do nhà máy quân sự Manufacture Nationale d’Armes de Tulle (MAT) của Pháp phát triển và chế tạo cho quân đội Pháp để thay thế cho khẩu MAS-38.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN