Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Hòa Bình

0
11835
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Hòa Bình.

1.Chùa Phật Quang Hòa Bình  
Chùa được chỉnh trang lại khá đẹp, đường lên chùa quanh co, tầm nhìn hạn hẹp nhưng đã được bổ sung các gương cầu lồi, phải chú ý quan sát để giữ an toàn. Quang cảnh chùa vừa cổ kính vừa tươi mới, đứng từ tháp chuông của chùa có thể bao quá được toàn bộ TP Hoà Bình, vừa ngắm được thành phố, vừa ngắm được thuỷ điển. Đây là một địa điểm nên ghé thăm khi đến thăm TP Hoà Bình

2.Chùa Tiên  
Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa[1]) là một quần thể du lịch thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trong quần thể có một ngôi chùa tên là Chùa Tiên, được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989.

Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương.[2] Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.


3.Đền Chúa Thác Bờ  
Cả hai ngôi đền đều thờ Chúa Thác Bờ chứ không phải Đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ còn đền Vầy Nưa thờ Cô bé Thác Bờ như mọi người lầm tưởng. Ngoài ra, có người cho rằng Đền Thung Nai là thờ bà chúa người Dao, còn bên Đền Vầy Nưa thờ bà chúa người Mường. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, lệch lạc. Bà Chúa Thác Bờ là sự hóa thân của cả hai bà người Dao và bà người Mường chứa không tách bạch là hiện thân của riêng bà nào. Ý kiến mỗi đền thờ một bà là trái với sắc phong của vua Lê Lợi và phá hoại tình cảm bền chặt lâu đời của cộng đồng người Dao, người Mường nơi đây.


4.Đền Bồng Lai  
Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng, thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km về phía nam, đền Bồng Lai (hay còn gọi là đền Thượng Bồng Lai) thờ Đệ nhị thượng ngàn tiên nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn) và các chư vị tiên thánh Tứ Phủ. Tương truyền, đây là nơi Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn) và là nơi hóa của Cô.
Ngôi đền được xây dựng vào năm 1890 và được trùng tu lại khang trang vào cuối năm 2013 trên diện tích hơn 5.000m² nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Bước qua cổng Tam quan của đền là một khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy nhà dải vũ. Dãy bên trái thờ các Cô (Tứ Phủ Thánh Cô) và dãy bên phải thờ các Cậu (Tứ Phủ Thánh Cậu). Tòa đại bái của đền gồm 3 gian được trang trí nhiều phù điêu, bao lam hoành phi, liễn đối… sơn son thếp vàng lộng lẫy, tôn nghiêm. Gian ngoài cùng thờ Công đồng, Quan Hoàng Triệu (Quan Hoàng Đôi) và Quan Điều Thất (Quan Lớn Điều Thất). Gian thứ hai thờ Ngọc Hoàng, Tứ Phủ Thánh Hoàng và Trần triều. Gian thứ ba thờ Tứ Phủ Chầu Bà, Sơn Trang Thượng, Sơn Trang Thoải. Hậu cung là nơi đặt khám thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Cô Đôi Thượng Ngàn.


5.Chùa Hang  
Hang Chùa được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Hang Chùa còn có tên là ” Văn Quang Động”. Chùa Hang là tên thường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động Văn Quang, xưa kia chùa có tên chữ là “Thanh Lam Tự”.
Di tích Chùa Hang và Hang Chùa cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 85 km về phía Nam, cách thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thuỷ khoảng 5 km, cách thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình khoảng 13 km về phía Bắc. Khai hội vào đầu năm âm lịch và có các trò chơi như đấu cờ…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN