Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Hải Dương.
1.Chùa An Ninh
Chùa An Ninh (tên chữ: Vĩnh Khánh tự), dân gian gọi là Chùa Trăm Gian xứ Đông, ở Vạn Lộng trang sau đổi thành làng An Ninh rồi An Đông thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa có từ thời Trần, trùng tu vào thời Lê và Nguyễn, hiện còn 85 gian, 37 pho tượng gỗ, hàng trăm bản in kinh Phật và nhiều cổ vật có giá trị. Đây là một ngôi chùa lớn, kiến trúc còn khá hoàn chỉnh. Hàng năm, vào ngày 13 tháng 9, chùa tổ chức lễ hội.
Chùa An Ninh là một di tích đã được xếp hạng năm 1990.
2.Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ.
3.Chùa Thanh Mai
Chùa Thanh Mai là một danh lam thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa được Thiền sư Pháp Loa tôn giả xây dựng vào khoảng năm 1329 gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Chùa Thanh Mai vốn được xây dựng vào khoảng năm 1329 trên sườn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban (nghĩa là ba cấp núi nối liền nhau của ba tỉnh Bắc Giang-Hải Dương-Quảng Ninh, thuộc cánh cung Đông Triều), cao khoảng 200m thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất. Chùa cách quốc lộ 18A 12 km, cách Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km, cách thị trấn Đông Triều khoảng 17 km và thành phố Hải Dương khoảng 50 km.
4.Đền Tranh
Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đền Tranh còn có tên gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh. Có tích kể rằng: “Tương truyền, Quan lớn Tuần Tranh là viên quan phủ Ninh Giang. Ngày xưa, tại bến sông Tranh, có hai con rắn dữ thường nổi lên quấy phá. Một hôm, chúng bắt đi nàng hầu xinh đẹp của quan. Vị quan này khởi kiện Diêm Vương. Rắn bị xử thua phải mang cả dòng họ dời đi nơi khác. Từ đó bến sông sóng yên nước lặng, nhân dân nhớ ơn vị quan phủ mà lập đền thờ, tôn là vị thần bảo vệ khúc sông”
Rằng Người là vợ chồng một nông dân nghèo và vợ chồng viên Tri phủ. Thần là thuồng luồng, Bạch Long Hầu(thần mưa), Long cung” truyện đối tụng ở Long cung” còn một chi tiết sau khi thuồng luồng ra hầy tòa và bị đày lên phương bắc thì ngôi đền bên bờ sông tường siêu, vách đổ, bia gãy rêu trùm…”
5.ĐỀN THỜ CHU VĂN AN
Tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng hơn 80 km về phía đông.
Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy, đây chính là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền được xây dựng theo hình chữ Nhị (二), kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Chính giữa tiền tế đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Trong hậu cung đặt tượng thờ thầy bằng đồng, nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…
Trong không gian quần thể đền Chu Văn An uy nghi, thanh tịnh nằm ẩn mình giữa khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu”, đặc biệt là bảng khắc chữ “Học” rất lớn theo nét bút thư pháp ở trên con đường vào đền. Đây là sự thể hiện tấm lòng tri ân của bao thế hệ người Việt đối với người thầy giáo mẫu mực Chu Văn An. Một điểm rất khác biệt nữa ở đền Chu Văn An, mỗi khi du khách vào đền, ngoài việc dâng lễ chay, lễ mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành.
Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống của rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước. Hàng năm, tại đây diễn ra lễ khai bút đầu xuân (nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học) vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính-Học-Thuần-Hành, với 10 chữ Quốc ngữ: Tâm-Đức-Chí-Nghĩa-Trung/Tài-Minh-Trí-Thành-Vinh; lễ hội mùa thu từ 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25); lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dương lịch; lễ hội về nguồn từ 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).