Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Gia Lai

0
7485
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Gia Lai.

1.Chùa Bửu Minh
Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), là một trong những ngôi chùa ra đời sớm ở Gia Lai. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy hài hòa cho sự ra đời của ngôi chùa. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh trải qua 5 lần thay đổi thầy trụ trì, từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm (Thầy Giác Tâm).

Để đáp ứng nhu cầu về chùa lễ phật và tu học ngày càng đông của bà con phật tử xa gần, thầy trụ trì đã dành hết tâm huyết để thực hiện việc đại trùng tu và xây dựng mới ngôi chùa với quy mô kiến trúc kiên cố. Trước khi bắt tay vào xây dựng, thầy đã có hơn 10 năm dày công nghiên cứu tìm hiểu nhiều loại hình kiến trúc chùa ở các vùng miền trong nước nhất là chùa cổ còn tồn tại ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cũng như một số kiến trúc chùa tiêu biểu của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc để rút ra ý tưởng cho công trình này.

2.Chùa Minh Thành (Gia Lai)
Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2Km tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành được xem là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Pleiku – Gia Lai.

Chùa Minh Thành do Đại đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi và ở Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 04 trong khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm, Đại đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên ở Việt Nam tốt nghiệp khoa này. Đại đức đang là giảng viện của Phật học viện Phật giáo.


3.Chùa Mỹ Thạch
Hôm nay trong bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh của ngày Rằm tháng tư, ngày Phật Đản sanh, hoà cùng niềm vui chung của hoàn vũ, của tất cả người con Phật khắp mọi nơi trên thế giới, chùa Mỹ Thạch, huyện Chư Sê chúng con đã long trọng cử hành Đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2555.

Là một huyện thuộc vùng Cao nguyên Gia Lai, với nhiều hạn chế mọi mặt, nhất là sự vắng mặt của Đại Đức trụ trì (còn du học tại Ấn Độ chưa về), nhưng với sự chỉ đạo từ xa, đồng thời với đạo tâm cao cả hướng về Phật pháp, Ban Hộ tự, Ban nghi lễ, Ban từ thiện cùng Gia đình Phật tử… chúng con một lòng chí thành trần thiết lễ đài đón mừng đại lễ, mừng ngày Đức Phật Đản Sanh. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên chùa Mỹ Thạch, huyện Chư Sê chúng con tổ chức được lễ đài trang nghiêm và hoành tráng như vậy.

Đại lễ Phật Đản 2555 được cử hành long trọng, trong bầu không khí trang nghiêm, đoàn kết, thân ái với sự tham gia của chư Đại Đức, các cấp chính quyền, cùng hàng nghìn Phật tử trong huyện Chư Sê tham dự.

Buổi lễ được thành tựu viên mãn trước tiên là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ với niềm hoan hỷ vô biên của Chư Tôn, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni tỉnh Gia Lai, cùng toàn thể đạo hữu Phật tử cùa chùa Mỹ Thạch đã nhiệt thành góp sức xây dựng đón mừng ngày vui lịch sử này.

Trước Lễ Đài trang nghiêm, chúng con xin tán thán công đức của toàn thể đạo hữu, Phật tử và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã tận tâm góp phần hình thành ngày Đại lễ lịch sử này, một Đại lễ đặt trên nền tảng của lòng Từ bi, Trí tuệ, tình Yêu thương, Đoàn kết, Hoà bình.

Cũng trong khung cảnh trang nghiêm này, toàn thể Phật tử đã tập trung đông đủ nơi đây, cung kính cử hành Đại Lễ Phật Đản, biểu lộ Lòng tri ân sâu xa đối với công ơn cao dày của Chư Phật và cũng thành tâm tưởng nhớ cầu nguyện đến các anh linh Thánh Tử Đạo, Các bậc Tổ sư, các vị tiền bối hữu công, các anh hùng liệt sỹ đã trọn đời hy sinh cho đất nước, cho tín ngưỡng dân tộc.

Trong dịp lễ này, hàng Phật tử chúng con một dạ chí thành xin thành tâm cầu nguyện cho sự hòa bình trên toàn thế giới, bên cạnh đó mong sao dân tộc Việt Nam được sống trong tình Huynh Đệ, nhà nhà an cư lạc nghiệp. Đó là một phần ý nghĩa và mục đích của Đại Lễ Phật Đản 2555 năm nay của chúng con.

Với việc tổ chức Đại Lễ như vậy, tâm nguyện như vậy chúng con đã cảm nhận được phần nào thâm ân của Đức Từ Phụ đã vì chúng sanh mà thị hiện ngay giữa cuộc đời đầy tang thương và biến động này.

Cũng nhân dịp Đại Lễ này, chúng con thành tâm nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ chư Tôn, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, phật đạo viên thành; và cầu nguyện mọi người con Phật huyện Chư Sê nói riêng và khắp mọi nơi trên thế giới nói chung được phước huệ trang nghiêm, sống thật an lành dưới ánh từ quang của đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.


4.Chùa Bửu Hải
Tọa lạc tại số 100, Thống Nhất, phường Ia Kring, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, từ hơn 50 năm qua, chùa Bửu Hải vẫn giữ nguyên được giá trị cổ kính của mình, và đến nay còn phát huy thêm được giá trị về du lịch. Du khách đã một lần đặt chân đến chùa Bửu Hải sao khỏi xao xuyến trước cảnh vật nơi này.

Theo kinh nghiệm đi Gia Lai, du khách nên đến với chùa Bửu Hải vào mùa xuân. Mùa xuân vạn vật thay áo mới, hoa thơm cỏ lạ, cảnh vật nơi chùa cũng có dịp khoe sắc đua hương, góp thêm không khí đầu xuân cho ngôi chùa thanh tịnh này thêm ấm cúng. Cũng như bao ngôi chùa khác trong vùng, chùa Bửu Hải sở hữu một không gian lý tưởng cho du khách yêu thích hình thức du lịch tâm linh. Sân chùa như được bao trùm bởi không khí uy nghi mà gần gũi, dù bên ngoài cổng chùa có biết bao nhiêu sân si, thì khi du khách đặt chân vào cổng nhất định tìm thấy được một không gian hoàn toàn khác. Những yếu tố cấu thành nên vẻ đẹp độc đáo ấy của chùa Bửu Hải chính là nét đẹp về kiến trúc, nét đẹp về cảnh quang và hơn hết là nét đẹp tâm linh.

Kiến trúc chùa vừa phảng phất hơi hướng cổ điển, vừa kết hợp tinh tế với kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ uy nghiêm, thanh tịnh của chùa Bửu Hải tại ngôi Đại Hùng Bảo Điện – nơi tổ chức sinh hoạt, lễ bái tu học của quần chúng Phật tử. Tuy nhiên, qua nhiều thăng trầm của thời gian, ngôi Đại Hùng Bảo Điện đã hư hại đi nhiều. Mới đây, để trùng tu lại nơi này, chùa Bửu Hải đã tổ chức lễ đặt đá trùng tu ngôi Đại Hùng Bảo Điện, và long trọng khánh thành nhà khách Tăng. Vậy là du khách cứ yên tâm để đến tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp mới của chùa Bửu Hải.

5.Chùa Thừa Ân
Chùa được xây dựng vào năm 1968, do Thượng toạ Thích Như Hùng xây dựng một ngôi chùa nhỏ, diện tích xây dựng 300m2 toạ lạc trên khu đất rộng gần 2.000m2 làm nơi hoằng pháp và đặt tên là Thừa Ân. Dưới sự chỉ đạo và chứng minh của Hoà thượng Thích Kế Chân trụ trì tổ đình Thập Pháp tỉnh Bình Định. Hoà thượng Thích Như Hùng, viên tịch năm 1975.

Năm 2004, thầy khởi công đại trùng tu ngôi chùa, đến nay đã hoàn thành cổng Tam Quan, hòn Non bộ, tượng Quan Thế Âm lộ thiên, nhất là ngôi chánh điện uy nghiêm, hoành tráng như hiện nay. Trong những năm kế tiếp Ngài chuẩn bị xây dựng nhà Phương trượng, nhà Tăng, nhà Khách và một số công trình khác. . .

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN