6 loại rau củ giúp tăng dinh dưỡng và dễ hấp thụ hơn khi nấu chín

0
3510
Vật Phẩm Phong Thủy

Ăn rau xanh mỗi ngày giúp hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có biết cùng một loại rau trải qua quá trình chế biến khác nhau sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau?

Theo Livestrong, phương pháp nấu ăn sai làm mất đi 50% vitamin và 15% các khoáng chất trong rau củ. Cách chế biến rau sẽ ảnh hưởng đến mức độ chất chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, bệnh tim mạch tiểu đường, loãng xương và thoái hóa thần kinh.

1. Bí đỏ và các loại bí đao khác


Bầu, bí thường là các món chính trong thực đơn hàng ngày của các bà nội trợ nhưng ít ai để ý việc chế biến sao cho đúng nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng vón có của nguyên liệu. Trong bí đỏ, chất beta-carotene cùng với các hoạt chất chống oxy hóa khác giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, vitamin A giúp sáng mắt sẽ dễ được cơ thể hấp thụ hơn khi được nấu chín. Chúng nên dùng bí đỏ 2 lần/tuần trong thực đơn dinh dưỡng. Đặc biệt, khi ăn bí đỏ thường xuyên sẽ giúp ta tăng cường hệ miễn dịch và có được trái tim khỏe mạnh.

2. Măng tây


Măng tây có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Măng tây Xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và là một loại thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm…và những hợp chất này chỉ phát huy tốt nhất đối với cơ thể nếu nó được nấu chín. Đồng thời giúp tăng cường hoạt tính chống oxy hóa, đặc biệt là axit ferulic.

3. Cà chua


Cà chua là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao và khoáng chất đa dạng. Do đó, tiêu thụ cà chua thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tấn công,… ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.

Cà chua sẽ tốt cho sức khỏe hơn khi được ăn chín vì thành tế bào của cà chua sẽ được phá vỡ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ lycopene có trong loại quả này hơn. Vì vậy, nấu chín là phương pháp giúp bạn khai thác tối đa nguồn dưỡng chất. Tuy nhiên, ta không nên nấu quá kỹ hoặc để trong thời gian dài, sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và hương vị của cà chua.

4. Cà rốt

Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của vitamin A, nghĩa là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây lại  là chất  khó hấp thu đối với cơ thể. Vì vậy, nếu ăn sống  hay làm nộm thì 90% caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.

Cà rốt khi được nấu chín có hàm lượng beta-carotene rất cao, giúp chống oxy hóa được gọi là carotenoids. Hoạt chất này sẽ tự nhiên biến đổi thành vitamin A trong cơ thể chúng ta. Loại vitamin này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản, tăng trưởng xương và điều hòa hệ miễn dịch.

5. Nấm


Nấm được xem là thực phẩm và dược phẩm vì có thể tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ hệ thống đề kháng tự nhiên của cơ thể và sẽ rát khó tiêu hóa nếu bạn không nấu chúng! Nhiệt độ sẽ giúp giải phóng các chất dinh dưỡng chứa trong đó, bao gồm protein, vitamin B và khoáng chất. Nấm cũng được sử dụng như một nguyên liệu chủ yếu trong chế độ ăn chay hoặc thuần chay.

6. Rau bina (rau chân vịt)


Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi khác như: rau bina, cải bó xôi. Khoa học đã chứng minh, rau chân vịt có nhiều tác dụng chữa bệnh rất “thần kỳ” trong y học.. Trau chân vịt có tính mát và ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trường vị, có khả năng làm sáng mắt, chữa bệnh quáng gà. Ngoài ra, rau chân vịt còn có tác dụng giúp phòng tránh các bệnh như: lở miệng, lở môi, đái tháo đường, trĩ và viêm bao tinh hoàn. Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng giúp thúc đẩy sự phát dục bình thường ở trẻ em.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, rau chân vịt có nhiều thành phần dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể như: vitamin A, C, D, E, K, cũng như những khoáng chất thiết yếu như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3. Đây là loại rau rất tốt cho tim vì có rất ít calo.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN