I. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).
Nếu như nguyên nhân gây ra cơn tai biến là những cục máu đông thì bệnh nhân cần uống thuốc tiêu huyết khối trong vòng vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi cơn tai biến xảy ra cũng như cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Các biện pháp dùng thuốc và can thiệp này thật sự rất cần thiết vì chúng sẽ gia tăng cơ hội hồi phục ở bệnh nhân.
1. Những loại đột quỵ thường gặp:
– Nhồi máu não (85%): Huyết khối do xơ mỡ hay thuyên tắc từ các động mạch lớn, nhồi máu nhỏ do xơ mỡ hay thoái hóa lipohyaline, thuyên tắc mạch từ tim.
– Xuất huyết trong sọ (15%): Xuất huyết trong não, xuất huyết khoang dưới màng nhện.
2. Biểu hiện
+ Nhức đầu dữ dội, đột ngột.
+ Chóng mặt, ù tai, choáng váng.
+ Chân tay tê liệt, cầm đồ không chắc, chân đi không vững, nhặt vật dụng khó khăn
+ Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì.
+ Bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
+ Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
+ Đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
+ Cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần.
II. Ba nhóm người nên chú ý
1. Huyết áp cao
Không kiểm soát được huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 đến 6 lần. Theo thời gian, tăng huyết áp dẫn đến xơ vữa động mạch và xơ cứng các động mạch lớn. Điều này cùng với tăng áp lực mạch máu, có thể dẫn đến tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não. Huyết áp cao cũng có thể dẫn đến sự suy yếu của các mạch máu trong não, làm cho chúng căng lên và có thể bị vỡ ra. Nguy cơ đột quỵ có liên quan trực tiếp đến cao huyết áp.
2. Bệnh tim mạch
Đột quỵ do bệnh tim mạch hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), dẫn tới giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, rối loạn trí nhớ… và có thể tử vong. Các bệnh tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng là những bệnh lý nguy hiểm, diễn biến âm thầm, phát bệnh bất ngờ và một khi đã phát bệnh thường để lại những hậu quả nặng nề, dễ dẫn đến tử vong. Theo các nghiên cứu cho thấy, đột quỵ có nguyên nhân hàng đầu từ bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người.
3. Người bị bệnh tiểu đường
Tiểu đường đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não có thể dẫn tới cái chết đột ngột không báo trước cho bệnh nhân. Nó hoàn toàn ngược lại với bệnh tiểu đường nó không nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân nhưng những ảnh hưởng của nó tới các bộ phận trong cơ thể thì có thể nói là “kẻ giết người thầm lặng”.
III. Xử lý thế nào khi người nhà bị đột quỵ?
Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trước khi nhân viên y tế đến, bạn có thể sơ cứu người thân như:- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.
– Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.
– Trấn an bệnh nhân, nhắc bệnh nhân hít sâu và thở chậm.
– Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.
– Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.