Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Bình Định

0
2034
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Bình Định .

1.Chùa Thiên Hưng  
Chùa Thiên Hưng tọa lạc tại Thị Trấn Đập Đá trên QL1A, Phường Nhơn Hưng,Thị Xã An Nhơn , Bình Định.Cách trung tâm Thành Phố Quy Nhơn khoảng 23km.Một ngôi chùa mang phong cách hiện đại và được xây dựng hoàn toàn mới,hiện nay chùa vẫn đang được tiếp tục xây dựng hoa viên xung quanh chùa ,Trụ trì là Đại đức Thích Đồng Ngộ (Ủy viên Ban Phật giáo quốc tế, Ban trị sự Phật giáo Trung ương)
Đại đức Thích Đồng Ngộ – Trụ trì chùa Thiên Hưng còn rất trẻ (1977) nhưng rất nổi tiếng am tường phong thủy, tích cực trong công việc hoằng pháp, tham gia hoạt động từ thiện…Đại đức Thích Đồng Ngộ cùng ông Trần Bắc Hà – Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) đã cung nghinh Xá Lợi Phật từ Myanmar về Việt Nam năm 2013 để cho dân chúng Bình Định được chiêm bái
Chùa Thiên Hưng là địa điểm được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn ghé đến đầu tiên khi Du lịch Bình Định,lý do vì sao nó có sự cuốn hút như vậy thì mình xin dành sự bất ngờ cho các bạn khi đến đây nhé.Có một điều đặc biệt ở ngôi chùa này có thể khác những ngôi chùa khác là không đập vào mắt người cúng dường thùng phước sương như những ngôi chùa khác,nó được đặt và thiết kế dạng kín đáo và trang trọng để người viếng thăm không xem đó là nhiệm vụ cúng dường khi ghé chùa!
Và đặc biệt hơn,bất kỳ quan khách,phật tử,người tham quan ở muôn phương nào cũng được đội ngũ nhà bếp của chùa phục vụ cơm chay miễn phí mà không yêu cầu là khách VIP của chùa hoặc có cúng dường hay không.Các bạn đến chùa tham quan xong có thể ghé nhà bếp để thưởng thức những bữa cơm chay,vì lượng khách tham quan và phật tử lúc nào cũng đông nên các bạn không thể yêu cầu nhà chùa tiếp đón nồng hậu mà hãy tự kiếm chỗ ngồi và báo nhà bếp để được dọn ăn nhé.Nhà chùa sinh hoạt có giờ giấc nên mọi người chú ý theo bảng giờ giấc sinh hoạt của chùa,tránh ảnh hưởng đến nhà chùa.Mọi người có thể ghé chùa từ 9h sáng để tham quan hết được chùa ( vì có khu vực sẽ đóng cửa từ 11h đến 15h mới mở cửa lại ),kết thúc ăn cơm là 12h để đội ngũ nhà bếp của chùa nghĩ ngơi.
Vì là nơi tôn nghiêm nên mọi người chú ý khi đến ăn mặc đúng thuần phong mỹ tục để tạo sự trang trọng và tôn kính nhà chùa!

2.Chùa Thập Tháp  
ọa lạc ngay chân đồi Vân Bích, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà có Sắc tứ Thập Tháp di đà tự (do quốc chúa Nguyễn Phúc Chu ban trong thời kỳ trị vì 1691-1725).
Đặc biệt, trong chùa còn có Hòn Đá Chém. Tương truyền “Hòn Đá Chém làm bậc cấp Phương trượng, do nhà Nguyễn kê đầu chém giết nghĩa quân Tây Sơn, xưa kia nằm trong khu vực thành Hoàng Đế, gần lăng Võ Tánh và Tháp Cánh Tiên”.

“Hòn Đá Chém rất thiêng, những đêm tối trời đầu lâu từ đó lăn ra khắp xóm làng than vãn, dân chúng kinh hãi báo với Quốc sư Phước Huệ 1869-1945, trụ trì chùa Thập Tháp, hòa thượng truyền đem về cửa thiền, từ đó các vong hồn được khuây khỏa dần.”

Chùa được xếp hàng Di tích cấp quốc gia vào năm 1990 về Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19. Đến viếng chùa vào những ngày xuân, khuôn viên đầy hoa, ngồi bên Hòn Đá Chém mà nhớ về một thời kỳ bi hùng, bi thương của quê hương…

3.Chùa Linh Phong  
Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một ngôi cổ tự danh tiếng ở Bình Định, Việt Nam.

Trên sườn phía Đông Nam núi Bà, cách thành Trà Bàn (Đồ Bàn) hơn 30 dặm; nay thuộc địa phận thôn Phương Phi (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), trước đây có một ngôi chùa cổ có tên là Linh Phong Thiền Tự.


4.Chùa Long Khánh  
Chùa tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được Thiền sư Đức Sơn khai sơn vào năm 1695. Thiền sư người Trung Quốc, sang Việt Nam vào thời Vua Lê Hy Tông (1676 – 1705).

Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời các Thiền sư Tịch Thọ, Thiên Thánh, Chánh Nguyên, Chánh Nhơn. Khánh đồng được đúc năm 1739.

Pho tượng đức Phật A Di Đà ở sân trước chùa cao 17m, tòa sen và chân đế cao 5m, được tôn trí vào năm 1972.

Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định.

5.Chùa Minh Tịnh
Chùa được Hòa thượng Thích Huệ Pháp (1887 – 1975) sáng lập vào năm 1917 tại thôn Cẩm Thượng. Hòa thượng quê ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngài xuất gia năm 22 tuổi tại chùa Cảnh Tiên, thọ đại giới tại tổ đình Thiên Ấn năm 1911. Năm 1914, ngài vào Bình Định để tham học đạo với Quốc sư Phước Huệ và Pháp sư Phổ Huệ. Từ năm 1917, ngài đã cho xây chùa Minh Tịnh và bắt đầu hành đạo. Ngài là vị Pháp sư, Tuyên Luật sư nổi tiếng ở miền Trung. Năm 1944, triều đình Huế ban Sắc tứ biển ngạch chùa Minh Tịnh và sắc chỉ khâm ban đao điệp Tăng cang cho ngài.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN