Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Bình Dương

0
1867
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Bình Dương .

1.Chùa Châu Thới  
Tọa lạc trên núi Châu Thới, nên chùa cũng mang tên núi. Nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa ở độ cao 82m (so với mặt nước biển), ẩn hiện sau rặng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo rất đẹp.

Để lên chùa núi Châu Thới, có hai con đường. Một là đi bộ lên 220 bậc thang xi măng, hai là chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi.

Có tài liệu cho rằng chùa do thiền sư Khánh Long xây vào khoảng năm 1612, ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ. Sau đó, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, rồi đổi tên thành chùa Núi Châu Thới.

Sách Sơ thảo Phật giáo Bình Dương (NXB. Mũi Cà Mau, 2000) cho biết chùa núi Châu Thới có thể được lập vào năm Tân Dậu (1681). Nhà tổ và giảng đường được trùng tu năm 1930, tam quan xây dựng năm 1970, 220 bậc thang lên xuống núi được xây đắp xi măng năm 1971. Ngôi chánh điện được Hòa thượng Viện chủ Thích Huệ Thông và Thượng tọa trụ trì Thích Minh Thiện tổ chức đại trùng tu từ năm 1993 đến năm 1995.


2.Chùa Hội Khánh  
Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng vào năm 1861 nó bị phá hủy trong chiến tranh. Chùa được cho xây lại do thầy Thích Chánh Đắc dưới chân đồi khoảng 100 m cách vị trí cũ. Địa chỉ của chùa hiện tại là 29 đường Chùa Hội Khánh phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một, 30 km về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.


3.Chùa Tây Tạng  
Chùa Tây Tạng (西藏寺) là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.

Chánh điện có cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp, tứ giác có chiều cao trên 15 m. Ở tầng thượng nóc chùa có 5 điện thờ 5 vị gọi là “Ngũ trí Như Lai”, là 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng.

Bên trong chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 2,3 m. Chung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí, như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí, v.v…


4.Chùa Bà Thiên Hậu  
Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (gọi tắt là chùa Bà Bình Dương) hay miếu bà Thiên Hậu, có tên chữ là Thiên Hậu Cung; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc của người Hoa.

Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là “Thất phủ công sở”.

Trong chánh điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, là năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ . Bên phải thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công .


5.Chùa Thái Sơn núi Cậu
Chùa Thái Sơn được xem như một ngôi chùa lớn và đẹp của Huyện Đầu Tiếng với cảnh quan mang tính thiên nhiên rõ nét. Chánh điện chùa Thái Sơn nhìn xuống lòng hổ Đầu Tiếng, xa xa phía bên kia hồ thấp thoáng dãy núi Bà linh thiêng. Sân trước của chùa rộng mênh mông có một tượng đài Phật Bà Quan Âm Lộ Thiên cao 12 m đứng sừng sững, uy nghiêm như đang sẵn sàng tế độ chúng sinh.

Hòa thượng Trụ trì di tích chùa Thái Sơn được xem như một vị sư điển hình cho tinh thần nhập thế và xuất thế của Phật giáo. Khi nước nhà bị xâm lược, tích cực tham gia gìn giữ non sông và khi đất nước thanh bình, không màng danh lợi trở về cửa Phật và sống một cuộc đời “tốt đạo, đẹp đời”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN