Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Quảng Ninh

0
1873
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Quảng Ninh.

1.Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều
Chùa Quỳnh Lâm (chữ Hán: 瓊林寺, âm Hán Việt: Quỳnh Lâm tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Quảng Ninh, thuộc phạm vi Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch, nhưng khách du xuân đến chùa trong suốt ba tháng xuân, với lòng thành kính của tất cả các tín đồ Phật tử gần xa về đây dâng hương, lễ Phật.


2.Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm  
Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm còn gọi là chùa Cái Bầu thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm tỉnh khoảng 30 cây số. Thiền viện Giác Tâm là thiền viện Ni trong tông môn.

Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được xây dựng trên tổng diện tích 20 ha. Thiền viện đã hoàn thiện giai đoạn một bao gồm: Thiền viện – Chánh điện cao hai tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe.

Trong thời gian tới, Thiền viện Giác Tâm sẽ tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn hai bao gồm các hạng mục như: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng một tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.

3.Chùa Long Tiên  

Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu.

4.Chùa Ba Vàng  
Toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, chùa còn có tên gọi là Bảo Quang tự, tên dân gian thường gọi là Ba Vàng. Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi Ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659 – 1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng.

Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc.

Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.


5.Chùa Đồng
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.
Chùa Đồng mới do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh), nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên, được đục thành nhiều chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo, v.v…) như một ngôi chùa gỗ, sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN