Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Quảng Nam

0
5038
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Quảng Nam.

1.Chùa Long Tuyền – Quảng Nam
Chùa do Hòa thượng Phổ Thoại khai sơn vào năm 1909. TT. Thích Chơn Phát trong bài viết Chùa Long Tuyền (Báo Giác Ngộ ngày 07 – 8 – 1999) cho biết cảnh trí thiên nhiên của chùa rất đẹp. Khe Ồ Ồ phát nguyên từ hướng Tây Bắc, lượn khúc qua trước chùa, rồi chảy đến chùa Cầu, nhập vào sông Hội. Nước suối chảy mạnh và có hình dáng như một con rồng nên Hòa thượng khai sơn đã đặt tên cho chùa là Long Tuyền.


2.Chùa Chúc Thánh
Chùa Chúc Thánh tọa lạc tại Cẩm Phô, Hội An, tỉnh Quảng Nam, là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Theo sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, chùa Chúc Thánh đã được Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo khai sơn vào thế kỷ XVII. Vị Thiền sư này người tỉnh Phước Kiến, sang nước ta vào thời Chúa Nguyễn Phúc Trân (1687 – 1691). Ông đã tự giới đàn tại chùa Linh Mụ, sau đó vào Hội An dựng chùa Chúc Thánh. Dần dần ngôi chùa này trở nên một ngôi tổ đình lớn ở miền Trung và miền Nam.

Chùa được xây theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tư­ợng lớn, trạm trổ cầu kỳ. ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lặc, 18 vị La Hán, tr­ước sân có t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều ngôi tháp của Tổ s­ư Minh Hải, thiền sư­ Thiết Thọ (đời 35), ấn Bích (đời 39), Thiện Quả,…Từ đó đến nay chùa đã được trùng tu 2 lần vào năm 1956 và năm 1964.

3.Chùa Cổ Lâm
Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ở Quảng Nam, tọa lạc tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc. Chùa được xây dựng vào năm 1687. Chùa Cổ Lâm là di tích lịch sử gắn với hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.

Mùa đông năm ất Dậu (1885), trên bước đường học hỏi để mưu nghiệp và thực hiện nghĩa vụ của người trai trước vận mệnh của đất nước đang lâm nguy, Trần Cao Vân dừng chân đầu tiên ở chùa Cổ Lâm. Ông được pháp sư trụ trì tiếp đón và sắm cho vai tu sĩ của chùa.

Chùa Cổ Lâm giờ đây nằm trong quần thể khu du lịch Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc). Từ thành phố Đà Nẵng, chưa đầy một giờ xe máy, bạn sẽ có mặt ở khu du lịch sinh thái này. Để rồi, sau những giờ phút thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên thơ mộng mà hùng vĩ, bạn có thể làm cuộc hành hương về với chùa Cổ Lâm – một di tích lịch sử gắn với hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.


4.Chùa Pháp Bảo Quảng Nam
Chùa tọa lạc tại số 07 đường Hai Bà Trưng, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa nằm ở vị trí trung tâm đô thị cổ Hội An – Di sản Văn hóa Thế giới – nên thường đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Pháp Bảo là đạo hiệu của tổ Minh Hải, thiền phái Lâm Tế Chánh tông đời thứ 34, khai sơn chùa Pháp Bảo – Hội An, Quảng Nam. Kế thừa tổ đạo, Thượng tọa Thích Bảo Lạc (du học Nhật Bản, qua sự giới thiệu của TT. Thích Như Điển, Hội PGVN tại NSW bảo lãnh) đời thứ 43, khai sơn chùa Pháp Bảo – Sydney.


5.Chùa Tam Hòa
Được biết, trong thời chấn hưng Phật giáo, cư sĩ Tâm Hạnh (tức TT.Thích Hạnh Quảng, trụ trì chùa Đại Phước) cùng với một số Phật tử tín tâm địa phương thành lập chùa Tam Hòa vào năm 1960 trên mảnh đất chỉ có diện tích 300m2 thuộc thôn Tam Hòa, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3-2005, được sự đề cử Giáo hội tỉnh nhà, ĐĐ.Thích Thắng Thiện phát nguyện về đảm nhận trụ trì và hướng dẫn Phật tử tu học.

Năm 2008, chùa Tam Hòa xây dựng ngôi chánh điện và mở rộng thêm 300 m2 diện tích đất chùa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ bái của tín đồ nơi đây.

Năm 2011, ĐĐ.Thích Thắng Thiện được chư Tăng Ni, Phật tử trong huyện tín nhiệm cung cử làm Trưởng BTS GHPGVN huyện Đại Lộc và dời trụ sở Văn phòng Giáo hội đặt tại chùa Tam Hòa; nơi đây cũng thường xuyên diễn ra các cuộc hội nghị, sự kiện lớn của Phật giáo huyện nhà.

Xét thấy chùa Tam Hòa là trung tâm Phật giáo của huyện nhà, nên Đại đức trụ trì cùng bà con Phật tử nơi đây quyết tâm trùng tu lại ngôi phạm vũ Tam Hòa với nhiều hạng mục như: mở rộng thêm phần chánh diện, nhà hậu tổ, nhà Tăng, hội trường, VP Giáo hội huyện và các công trình phụ khác với kinh phí dự toán trên 5 tỷ đồng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN