Khi nghĩ về những công trình đã “sống sót” qua thời gian cho tới ngày nay, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ tới những kiến trúc như Đấu trường La Mã, Tháp nghiêng Pisa hay các Kim Tự Tháp Ai Cập. Thế nhưng, có những công trình giản dị, mộc mạc khác vẫn còn nguyên giá trị sử dụng như trong quá khứ mà chúng ta thường không để ý tới. Hãy cùng mình điểm danh đó là những cây cầu nào nhé!
1. Cầu Pons Fabricius ở Rome, Ý
Đế chế La Mã đã xây dựng nhiều công trình bằng đá như để thách thức thời gian. Bằng kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng các công trình bền bỉ và hiệu quả, nhiều công trình của họ vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Cầu Pons Fabricius xây dựng vào năm 62 trước Công Nguyên, là cây cầu có tuổi đời già nhất thế giới, được thiết kế bởi Lucius Fabricus, mục đích nhằm để thay thế cho cây cầu bằng gỗ bị đốt trước đó. Cầu có chiều dài 62m và rộng 5,5m. Lucius Fabrius là người trực tiếp chỉ huy việc xây dựng cây cầu, do đó tên của ông đã được để lại trên cầu tại bốn điểm khác nhau.
2. Cầu Ponte Vecchio, Ý
Được xây dựng vào năm 1345, cầu Ponte Vecchio bắc qua sông Arno nằm tại Florence, Ý. Tương tự như cầu Pons Fabricius, cầu Ponte Vecchio thay thế cho cầu gỗ đã bị cuốn trôi trong trận lũ. Là công trình xây bằng đá toàn bộ lâu đời nhất ở Châu Âu, cầu có chiều rộng 32m và chỉ cho phép người đi bộ qua lại. Cầu nối giữa hội trường thành phố Palazzo Vecchio và Palazzo Pitti.
Điểm thú vị của cầu Ponte Vecchio (tiếng Ý nghĩa là “Cầu Cũ”) chính là có hệ thống các cửa tiệm nằm dọc hai bên. Chúng thậm chí vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Những người buôn thịt, cá thường lui tới đây vào những năm 1400, những tàu buôn của họ đã khiến cây cầu thường có mùi hôi tanh. Sau này, tại đây xuất hiện các cửa tiệm kim hoàn, nghệ thuật và lưu niệm.
3. Cầu Anji ở Triết Giang, Trung Quốc
Cầu Anji hay còn gọi là Zhaozhou. Đây là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại Trung Quốc. Nó được thi công từ năm 595 đến năm 605. Đó là một cây cầu đá vững chắc hình vòng cung nối hai bờ con sông Hào. Cầu Anji được thiết kế bởi nghệ nhân Lý Xuân với tham vọng đây là cây cầu chắc chắn nhất thế giới. Không làm ông thất vọng, cây cầu này cũng tồn tại vững chãi trong 1.400 năm qua dù cho phải hứng chịu mưa bom lửa đạn và những trận giao tranh ác liệt của ít nhất 8 cuộc chiến tranh, cùng hàng loạt những trận lũ lớn, và rất nhiều trận động đất kinh hoàng. Cho đến thời điểm này, cầu chỉ mới trải qua 9 lần tu sửa và vẫn giữ được nguyên dáng vẻ như ban đầu. Cầu Anji đã được hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ vinh danh là cột mốc thứ 12 trong số những công trình dân dụng quốc tế. Không chỉ có thế, cầu còn vinh dự được trao tặng một tượng đài bằng đồng vô cùng đẹp mắt.
4. Cầu Arkadiko ở Hy Lạp
Cầu Arkadiko được xây dựng vào khoảng 1300-1190 trước Công nguyên. Hiện nay, nó vẫn giữ được nguyên dáng vẻ như ban đầu một cách kinh ngạc. Và đây cũng chính là cây cầu đá lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại và được sử dụng cho đến ngày nay. Cây cầu nối liền hai thành phố là Tiryns và Epidauros. Phần đầu cầu được thiết kế rộng hơn khoảng 2,5 mét so với những kiến trúc cầu đi bộ thời điểm đó. Theo một số nghiên cứu của các nhà sử học, việc xây dựng một cây cầu rộng như thế nhằm cho các xe buôn hàng hóa có thể đi lại một cách thoải mái nhất mà không sợ xô đẩy, chen lấn hay xếp hàng
5. Cầu Cendere tại Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu Cendere nằm giữa thành phố Kommagenean mộng mơ của Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu, cây cầu này được xây dựng lên để tỏ lòng cảm tạ đối với đại hoàng đế La Mã Septimius Severus cùng vợ ông là Julia và hai người con trai là Geta và Caracalla . Vào thời La Mã, Cendere là cây cầu đứng vị trí số hai nếu xét về chiều dài cho đến giờ. Hai đầu của cây cầu này đều được xây 2 cái cột là biểu tượng cho sự vương giả của gia đình hoàng gia.
6. Cầu Khaju (Iran)
Cầu Khaju được xây dựng vào năm 1667 dựa trên nền tảng của một cây cầu trước đó, công trình được quốc vương Shah Abbas đệ nhị thông qua. Không chỉ đơn thuần là một cây cầu phục vụ cho mục đích lưu thông giữa hai khu phố Khaju và Zoroastrian qua sông Zayandeh, nó còn được sử dụng như một con đập, gồm những cổng thoát nước nhằm tránh lũ cho thành phố.
Cây cầu có tổng cộng 23 nhịp với chiều dài 105m và chiều rộng 14m. Dọc theo cầu có thể nhìn thấy một loạt các bức tranh và công trình ngói đầy ấn tượng. Ở khu vực trung tâm là một quán trà và phòng tranh nghệ thuật. Trước đó nơi đây từng là một gian hàng mà quốc vương Shah Abbas đệ nhị đã xây dựng phục vụ cho mục đích ngắm cảnh.
7. Cầu Shaharah
Còn được biết với cái tên khá đặc biệt: “Cầu than thở” (Bridge of Sighs), là một địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi tới thành phố Yemen. Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 nằm trên một hẻm núi có độ cao khoảng 2.600m. Nó được xử lý thủ công bằng đá vôi với chiều dài khoảng 20m và rộng 3m.
Ở hai bên cầu có đường mòn bậc thang dẫn lên các ngọn núi lân cận. Cầu nhằm mục đích kết nối hai ngọn núi Jabal al Emir và Jabal al Faish. Việc xây dựng cây cầu đã tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho cư dân ở khu vực này.
8. Cây cầu Ponte Sant’Angelo ở Rome, nước Ý
Cây cầu cổ đại này được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Hadrian vào năm 136 trước công nguyên. Ít ai biết được rằng nó là hiện thân của sự buông thả trong hành động của vị hoàng đế Hadrian, khi mà ông cho xây nó chỉ vì lý do là để khắp mọi nơi trong thành phố Rome có thể đễ dàng hướng về lăng mộ của ông sau khi chết. Và lăng mộ này có tên Castel Sant’Angelo mang ý nghĩa là lâu đài của thiên thần. Trước đó, vào năm 590 trước công nguyên, người ta cho rằng chính các thiên thần đã bay xuống thành phố này và đứng trên đỉnh của tòa lâu đài, giúp chấm ngăn chặn bệnh dịch hạch vào thời gian đó. Vào năm 1668, nhà điêu khắc tài hoa Lorenzo Bernini đã khắc tạc các bức điêu khắc về 10 vị thiên thần trong truyền thuyết ấy trên cây cầu.