Do ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường sống hay những tác động của con người từ đánh bắt vô tội vạ hay làm ảnh hưởng tới môi trường , những loài cá dưới đây đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng nếu tình trạng đánh bắt hiện nay cú tiếp diễn.
1.Cá bò râu
Cá bò râu (danh pháp khoa học: Anacanthus barbatus là một loài cá sinh sống ở biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Loài cá này sinh sống ở các rạn san hô ở độ sâu từ 3 đến 8 mét (9,8 đến 26,2 ft). Chiều dài thân là 35 xentimét (14 in) TL. Đây là loài duy nhất trong chi. Loài cá này ít quan trọng đối với ngành đánh bắt cá thương mại.
2.Cá bống bớp
Cá bống bớp (danh pháp hai phần: Bostrychus sinensis), còn có tên là cá bớp hay cá bống bốn mắt là một loài cá nước lợ thuộc họ Cá bống đen.
Loài cá này có thân hình trụ tròn với đầu ngắn, mắt nhỏ và mõm tầy. Da trơn do bao phủ bởi những vẩy rất nhỏ. Hai vây lưng của con vật tách biệt nhau nhưng vây bụng thì gần nhau và dính ở gốc vây. Thông thường cá bống bớp dài chừng 15 đến 18 cm và cân nặng từ 150 đến 300 gam, tuy nhiên một số cá thể có thể dài đến 25 cm. Tốc độ sinh trưởng nhìn chung là chậm.
Thức ăn của cá bống bớp là các loại như còng, cáy, tôm, cua nhỏ, dăn dắt hay cá tạp.
3.Họ Cá cháo biển
Họ Cá cháo biển, đôi khi còn gọi là họ Cá măng biển(danh pháp khoa học: Elopidae) là một họ cá vây tia chỉ chứa một chi duy nhất là Elops.
Cá cháo biển là các loài cá sinh sống ven biển, được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việc sinh sản của chúng diễn ra ngoài biển nhưng cá bột lại di cư vào các vùng nước lợ ven bờ. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá nhỏ hay động vật giáp xác như tôm tép. Kích thước tối đa của chúng là khoảng 90–120 cm dài và cân nặng tối đa khoảng 10 kg. Thân hình thon và có tiết diện hình ôvan; mắt lớn và được che phủ một phần bởi các mí mắt dày nhiều mỡ.
Cá bột có đầu hẹp – trông giống như dải ruy băng và trong suốt. Sau phát triển ban đầu chúng co ngắn lại và biến hóa thành dạng giống như cá trưởng thành.
Tên gọi khoa học của họ, chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ellops – một dạng rắn.
4.Megalops cyprinoides
Cá cháo lớn (danh pháp hai phần: Megalops cyprinoides) là một loài cá có kích thước trung bình thuộc họ Megalopidae.
Về ngoại hình, chúng giống cá cháo Đại Tây Dương, Megalops atlanticus: phần lưng màu lục xậm-ôliu và mang tông màu bạc hai bên thân. Cái miệng to của chúng hướng lên trên; hàm dưới có một tấm xương thuôn dài. Tia cuối của vây lưng dài hơn hẳn những tia khác. Nó có thể bơm khí vào bong bóng cá và hấp thụ ôxy từ đó. Những con sống ở nước ngọt (đạt chừng 50 cm (20 in)) thường nhỏ hơn nhiều so với những con sống ở nước mặn (hơn 1 m (3,3 ft)). Chúng sống tới 44 năm và trưởng thành chỉ trong hai năm. Chúng hoàn thành quá trình biến đổi từ giai đoạn ấu trùng chỉ trong 10 ngày.
5.Cá chào mào gai
Cá chào mào gai (danh pháp khoa học: Satyrichthys rieffeli)[1] là một loài cá trong họ Peristediidae. Nó đạt chiều dài tối đa 28 cm. Nó phân bố tại Nhật Bản, Đài Loan, biển Nhật Bản, phía nam biển Bột Hải, biển Hoa Đông, biển Nam Trung Quốc, Indonesia và Australia. Sống ở vùng biển nhiệt đới ấm áp dọc theo thềm cạnh, dốc lục địa, khu vực đảo và là sinh vật đáy
6.Cá chày đất
Cá chày đất (danh pháp hai phần: Spinibarbus hollandi) là một loài cá trong họ Cá chép thuộc bộ Cypriniformes. Con đực có tổng chiều dài thân 32,5 cmLoài cá này sinh sống ở vùng nước ngọt. Khu vực phân bố gồm Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
7.Cá chiên
Cá chiên (danh pháp khoa học: Bagarius bagarius) là một loài cá da trơn trong chi Bagarius, tìm thấy trong các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á, cụ thể trong lưu vực sông Hằng, sông Mê Kông, sông Chao Phraya; và có thông báo cho thấy nó có trong lưu vực các sông Salween, Maeklong và phần Thái Lan bán đảo.
8.Cá chình hoa
Cá chình hoa (danh pháp hai phần: Anguilla marmorata) là một loài thuộc Bộ Cá chình (Angulliformes).
9.Cá cóc Tam Đảo
Cá cóc Tam Đảo (danh pháp khoa học: Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.
10.Cá còm
Cá còm, tên khoa học Chitala ornata, là một cá đêm nhiệt đới với một cơ thể dài như dao.
Chúng là sinh vật về đêm và thường kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường săn con mồi sống và sẽ cố gắng ăn bất kỳ cá nào vừa miệng. Những con cá này cũng có thể thở không khí để tồn tại trong nước tù đọng và ít oxy. Cá còm thích nước trung hòa pH và nhiệt độ khác nhau, 75-85 F.