Top 8 loài cầy/cáo đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
2783
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài họ cáo cầy đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Cáo
Cáo là tên gọi để chỉ một nhóm động vật, bao gồm khoảng 27 loài (trong đó 12 loài thuộc về chi Vulpes hay ‘cáo thật sự’) với kích thước từ nhỏ tới trung bình thuộc họ Chó (Canidae), với đặc trưng là có mõm dài và hẹp, đuôi rậm, mắt xếch, tai nhọn. Loài phổ biến nhất và phân bố rộng rãi nhất trong số các loài cáo là cáo đỏ (Vulpes vulpes), mặc dù các loài khác nhau cũng được tìm thấy trên gần như mọi châu lục. Sự hiện diện của các động vật ăn thịt dạng cáo trên toàn cầu đã làm cho hình tượng của chúng xuất hiện trong nhiều câu chuyện của văn hóa dân gian của nhiều dân tộc, bộ lạc hay các nhóm văn hóa khác.


2.Chồn bay Sunda
Chồn bay Sunda, tại Việt Nam gọi đơn giản là chồn bay (danh pháp hai phần: Galeopterus variegatus), còn biết đến như là chồn bay Malaya, vượn cáo bay Colugo là một loài chồn bay (Cynocephalidae), bộ Dermoptera. Loài này được Audebert mô tả năm 1799.[1]. Cho tới gần đây, nó được coi là một trong hai loài chồn bay còn sinh tồn, loài kia là chồn bay Philippine (Cynocephalus volans) chỉ tìm thấy trên các đảo miền nam Philippines. Chồn bay Sunda được tìm thấy kghắp trong khu vực Đông Nam Á, tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và Singapore.

Cho tới gần đây, các nhà khoa học đã công nhận hai loài chồn bay nhưng các nhà nghiên cứu khi phân tích các vật liệu di truyền thu được từ chồn bay Sunda sinh sống trên bán đảo Mã Lai cùng hai đảo Borneo và Java đã phát hiện thấy các khác biệt di truyền lớn tới mức đủ để đề xuất rằng chồn bay sinh sống trên mỗi đảo đã tiến hóa thành các loài khác biệt. Các loài chồn bay mới theo đề xuất này nhìn cũng hơi khác biệt. Chẳng hạn, chồn bay trên đảo Borneo nhỏ hơn chồn bay trên đảo Java và tại phần đại lục. Chồn bay Borneo cũng có các biến đổi rộng hơn so với các họ hàng của chúng ở màu bộ lông, bao gồm một số con với các đốm và những con khác với màu sắc bộ lông sẫm màu hoàn toàn.


3.Cầy gấm
Cầy gấm hay cầy sao, cầy báo (Prionodon pardicolor) là loài cầy sống trong các khu rừng ở miền trung và đông Himalaya. Đây là loài thú hoạt động trên mặt đất, vóc khá thấp, cơ thể mảnh mai, đầu nhọn và tứ chi nhỏ. Cầy gấm ăn côn trùng, động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim và thú nhỏ.


4.Cầy giông sọc
Cầy giông sọc (Viverra megaspila) là loài cầy bản địa ở Đông Nam Á và được liệt vào danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của IUCN.
Cầy giông sọc là một loài thú cỡ lớn trong họ Cầy, chúng có kích thước và hình dáng gần giống với cầy giông thường. Chúng có đầu lớn, mõm dài, có một dải lông bờm cao màu đen dọc sống lưng đến mút đuôi, hai bên sườn bắp đùi và chân sau có các đốm đen lớn rõ rệt trên nền sáng, các đốm đen này có thể tách rời hoặc tạo thành dải. Vòng đuôi bị cắt bởi bờm lông màu đen ở mặt trên thành hình bán nguyệt, rõ nhất ở vòng màu trắng. Đuôi của cầy giông sọc có 4 vòng đen, trắng ở nửa phần gốc đuôi, còn nửa phần mút đuôi thì hoàn toàn màu đen và không có vòng. Chúng có tuyến xạ cạnh hậu môn.

5.Cầy mực
Cầy mực hay chồn mực (tiếng Mường: tu dân, tiếng Thái: hên mi, tiếng Nùng: hên moòng, tiếng Dao: điền chiến, danh pháp hai phần: Arctictis binturong) là loài động vật ăn thịt thuộc họ Cầy (Viverridae). Môi trường sống của chúng là các khu rừng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á. Chúng được liệt vào danh sách loài sắp nguy cấp bởi IUCN do xu hướng suy giảm số lượng cá thể ước tính hơn 30% trong ba thập kỷ qua.


6.Cầy rái cá
Cầy rái cá hay cầy nước (tên khoa học Cynogale bennettii) là loài cầy bán thủy sinh trong họ Cầy lỏn, chúng sống trong các khu rừng thấp gần nguồn nước ở bán đảo Mã Lai, Sumatra và Borneo. Cũng có thể có một số ít cá thể ở miền Bắc Việt Nam, đôi khi được coi là một loài riêng, Cynogale lowei.


7.Cầy tai trắng
Cầy tai trắng, Arctogalidia trivirgata (tên tiếng Anh: cầy vòi đàn hoặc cầy ba sọc) là loài cầy sống trong các khu rừng trải dài từ khu vực Nam Á đến Đông Nam Á.

Cầy tai trắng là loài ăn tạp, thức ăn của chúng gồm các loại quả chín, sâu bọ, thú nhỏ, chim non, ếch nhái và bò sát. Chúng sống thành đàn từ 3 đến bốn con trở lên và ăn đêm. Thường gặp chúng kiếm ăn nhiều con trên cùng một cây. Chúng bước đi êm ái và có khả năng leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cây này sang cây khác nếu khoảng cách không quá 5 m.

Thời kỳ mang thai của cầy tai trắng là 45 ngày, mỗi lứa đẻ 2 hoặc ba con, chúng sinh con trong hang nằm trên thân cây. Con non mở mắt lúc 11 ngày và được cai sữa khi được hai tháng Cầy tai trắng có thể đẻ hai lứa một năm và không có mùa giao phối nhất định. Loài này có thể sống đến 11 năm. Cầy tai trắng đang bị đe dọa chủ yếu do nạn phá rừng.


8.Cầy vằn bắc
Cầy vằn bắc hay lửng chóc (danh pháp hai phần: Chrotogale owstoni) là loài cầy sống trong các khu rừng và thung lũng có cây gỗ ở ven sông thuộc miền Bắc Việt Nam, bắc Lào và Hoa Nam.

Cầy vằn bắc là loài cầy có kích thước trung bình, dài khoảng 57 cm, đuôi dài 43 cm. Chúng chủ yếu ăn giun đất và các loài không xương sống. Mùa giao phối là vào cuối tháng giêng. Thời gian mang thai là 3 tháng, một lứa có 1-3 con.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN