Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Tuyên Quang

0
2084
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Tuyên Quang.

1. Chùa An Vinh
Chùa An Vinh có tên chữ là “An Vinh Thiền Tự” thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Theo tấm bia: “Tạo tác hưng công bi ký” (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII.

Hiện nay, chùa có kiến trúc kiểu chữ “Đinh – J” (lối kiến trúc gọi theo tính tượng hình của tiếng Hán) gồm toà Thiêu hương và tòa Thượng điện. Tòa tiền đường nằm phía trước chùa.

2.Đền Cảnh Xanh
Đền Cảnh Xanh (hay còn gọi là đền Cây Xanh) tọa lạc tại phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền ngự trong khuôn viên khoảng 600m², lưng tựa vào núi, xa xa sơn thủy uốn khúc, long hổ ôm quanh. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền được tạo nên bởi lớp lớp cây xanh, cành lá xum xuê, rễ buông như xà long uốn khúc. Kỳ lạ là những chiếc lá của hàng cây bốn mùa đều non tơ, xanh thẫm. Người dân trong vùng kể lại: “Ban ngày đố ai nhìn thấy chiếc lá vàng rơi rụng dưới thềm sân, hoạ chăng chỉ có về đêm…”.

Đền Cảnh Xanh được dựng theo hình chữ Đinh, gồm toà tiền đường và hậu cung, mái được đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt với bốn đầu đao cong vút cánh điệu. Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn. Lễ chính đền vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch; ngày mùng 3 tháng Tư lễ vào hè; ngày 3 tháng Bảy lễ ra hè, ngày 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần; ngày 10 tháng Chạp lễ tất niên.


3.Đền Hạ Tuyên Quang
Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải, nằm ở 53, phố Lý Nam Đế, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Địa danh nơi đây còn gọi là Tam Cờ nên đền thường được gọi là Đền Mẫu Tam Cờ. Ngôi đền này nằm trên vùng đất ngày xưa có tên là Hiệp Thuận, nên đôi khi còn gọi là Đền Hiệp Thuận.

Đền Hạ Tuyên Quang, chính là nơi phát tích của Mẫu Thoải, tức Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Đền Hạ Tuyên Quang chính là khởi nguồn của Đền Dùm (Đền Thượng) và Đền Ỷ La. Đây là một cụm đền thờ Mẫu Thoải có chung một nguồn gốc.

4.Chùa Trùng Quang
Chùa Trùng Quang nằm trên địa phận tổ 2, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang). Chùa có khuôn viên rộng gần 1.000m2, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và thoáng, thế đất lành theo thuyết phong thuỷ “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”.

Cửa chùa quay hướng đông nam. Theo quan niệm dân gian, hướng nam ứng với màu đỏ, màu của sinh khí. Người Việt Nam gắn màu đỏ với thần linh, với mong muốn thần linh ban cho phúc lành. Trong đạo Phật, hướng nam là hướng bác nhã (trí tuệ cao), nhờ có trí tuệ cao để diệt cái vô minh là mầm mống của cái ác. Bởi vậy, chùa Trùng Quang quay hướng nam là hướng tới điều thiện.

Chùa lấy dòng sông Lô uốn khúc làm tiền minh đường, lại có dãy núi cao Tràng Đà làm bức bình phong, phía sau lấy núi Cố làm hậu chẩm, tất cả tạo nên một thế đất “rồng cuộn, hổ chầu”. Ở thế đất địa linh, sơn kỳ, thuỷ tú, phong cảnh hữu tình, chùa đã được tôn thêm vẻ đẹp thanh tao thoát tục gắn kết giữa cảnh sắc thiên nhiên của tạo hoá với bàn tay con người.

Vẻ đẹp của ngôi chùa còn ẩn chứa ở những pho tượng Phật với nhiều kiểu dáng khác nhau, đó là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XIX. Trước đây chùa có quy mô kiến trúc xây dựng khá lớn, trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa mới như ngày nay. Khởi nguyên chùa được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ đinh, mang phong cách của thời Nguyễn. Phía trước là cổng tam quan, gồm có không quan, trung quan và giả quan. Theo triết lý của nhà Phật thì tam quan là ba lối nhìn, ba điều xem, ba điều sát để đi vào cõi Phật. Gian bên trái của toà tiền đường là nơi thờ tượng Đức ông, gian bên phải thờ đức Thánh Tăng, hai bên gian giữa của toà tiền đường tạo thành hình chữa đinh, giữa toà thượng điện là tam bảo trùng tâm của Phật điện; phía trước tam bảo là toà thiêu hương là nơi để các sư, sãi tụng kinh niệm phật.


5.Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang
Từ Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang, Tuyên Quang được coi là vùng đất có vị trí chiến lược, là phên dậu của trung châu, là địa đầu quan yếu của Tổ quốc. Đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển của nước Đại Nam thời kỳ đó, năm Tân Mão 1831, niên hiệu Minh Mạng 11, đã tiến hành cuộc cải cách hành chính Bắc Hà, chia địa hạt 18 tỉnh từ Quảng Trị trở ra. Tỉnh Tuyên Quang chính thức được hình thành với một địa giới hành chính rộng lớn, bao gồm cả tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và một số huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái ngày nay.

Trong quy hoạch gần đây, thành phố Tuyên Quang đóng vai trò là trung tâm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nên ngày 02-07-2010 Chính phủ đã có Nghị định thành lập thành phố Tuyên Quang.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN