Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Hưng Yên

0
4212
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Hưng Yên.

1.Chùa Nôm
Chùa Nôm nằm trong quần thể di tích làng Nôm, tên tự là Linh Thông cổ tự, xã Đại Đồng, (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế

Chùa được xây dựng từ năm nào không ai rõ, duy có hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý: Thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này. Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, hậu cung và hành lang. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang
Điều đặc biệt là tại chùa Nôm hiện có đến hơn 100 pho tượng cổ bằng đất như Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán… ước tính có hàng trăm năm tuổi. Một số nhà khoa học cho rằng có những pho tượng tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc tượng thế kỷ 10- 13

2.Chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.

Chùa Chuông có kết cấu kiểu “Nội công ngoại quốc”, bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.

3.Văn miếu Xích Đằng
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992.

Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.

Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi – 1839) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.

Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “Vạn thế sư biểu”, và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên.

Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.


4.Đền Mẫu Hưng Yên
Đền Mẫu ở Hưng Yên là nơi thu hút đông đảo du khách bốn phương đến cầu cúng mỗi năm. Ngôi đền linh thiêng này không lúc nào thôi nghi ngút khói hương những dịp Tết đến xuân về, đặc biệt trong năm mới Giáp Ngọ này lượng khách đến viếng thăm, dâng hương càng đông.

Đó chính là lý do mà những ngôi chùa nổi tiếng đầu xuân thường tấp nập du khách, thậm chí chen chúc, dẫm đạp. Đền Mẫu nằm ở Hưng Yên mỗi dịp những ngày đầu năm mới cũng thu hút không ít du khách bốn phương. Ngôi đền cổ kính nổi tiếng linh thiêng, cầu xin gì đều được, lúc nào cũng nghi ngút khói ngang, mùi hương trầm phảng phất, cộng thêm không khí xuân của những chậu đào, chậu quất, một vài thầy viết sớ để dâng lên Mẫu hay những thầy tán thẻ quanh đền.

Đền Mẫu, hay còn gọi là Hoa Dương Linh Từ hoặc đền Mậu Dương thuộc địa phận thành phố Hưng Yên, nằm trong khu di tích phố Hiến.
Ngôi đền thờ bà Dương Quý Phi nguyên là vợ vua Tống thời xưa nổi tiếng linh thiêng này tọa lạc ngay bên bờ hồ Bán Nguyệt, đây cũng là điểm thu hút du khách đến đạp vịt hay thưởng ngoạn vẻ độc đáo của hồ nước xanh trong.

Được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng đến đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những bức tượng. Tương truyền trong chùa còn có chiếc giường thiêng từng là nơi nghỉ ngơi của Dương Quý Phi.

5.Chùa Hiến
Chùa Hiến thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý hưng công xây dựng. Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự” theo niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông (1232-1250).

Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các chùa khác.

Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự – Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) và tấm bia “Thiên ứng tự – bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).

Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng, bị đổ chỉ còn một nhánh được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến – Hưng Yên.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN