Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Nam Định

0
6477
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Nam Định.

1.Chùa Keo Hành Thiện
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Lễ hội truyền thống tại ngôi làng Hành Thiện luôn là một nghi lễ trang trọng nhất. Từ vài ba ngày trước khi khai hội, toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, treo cờ đại của các phe xóm ở hai đầu xóm và dọc đường Thổ lối trước. Các phe/xóm hạ thuỷ thuyền trải vào ngày khai hội hoặc trước đó vài ba ngày để trai làng chèo tập. Từ sáng sớm ngày khai hội, chuông khánh lớn và trống cái hoà tấu từng hồi dài vang động khắp xóm làng. Sau lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ thỉnh Phật, lễ tấu Thánh, lễ dâng hương và dựng cờ khai hội. Sau lễ khai hội, các vị trong Ban Tổ chức và Ban chỉ đạo Lễ hội cùng quan khách xã và huyện tới tới Nhà Lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh làm lễ dâng hương lên Người. Sau phần nghi lễ là các hoạt động văn hoá thể thao vui chơi giải trí quanh chùa.

Hội diễn ra từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng năm. Đặc biệt ở Lễ hội có môn Đua thuyền là một trong những môn thi cổ truyền và độc đáo nhất (mà không giống bất cứ môn thi của Lễ hội nào khác trên đất nước Việt Nam) Môn thi này gồm 10 người trên một chiếc thuyền mà dân làng Hành Thiện gọi là “trải”, điều khác biệt là Bơi Trải đứng (như chèo đò) gồm 9 người chèo và 1 người lái, có 15 trải như thế. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày Lễ hội chính: ngày 12 và 15 tháng 9 âm lịch. Song song với Bơi Trải là Phụng Nghinh, một trong những nghi thức quan trọng nhất của Lễ hội.

2.Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự 普明寺) hay chùa Tháp là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc. Năm 2012, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 20 m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòng cuốn, giữa các tầng là gờ mái… Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng.

3.Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.

Hội chùa từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người…, đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

4.Chùa Vọng Cung  
Ngôi chùa lớn trên khuôn viên rộng gần 3.000 m2 thu hút rất đông khách du lịch gần xa, cùng bà con trong vùng đến ngoạn cảnh, thắp hương, nhờ chùa Vọng Cung ở giữa phố Hà Huy Tập sầm uất, quả là hiếm quý ở thành phố Nam Định. Chùa lại có lai lịch cùng kiến trúc khác thường. Các tòa nhà hai tầng ngang dọc đã được sửa sang, tô điểm, với kiến trúc mái chồng diêm, đầu đao cong vút vốn là hành cung được xây cất vào thời Gia Long (1802 – 1820).

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ điêu luyện thế kỷ 19 cũng để lại dấu ấn trên nhiều mảng kiến trúc và trang trí. Các tác phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng lạ mắt. Đôi câu đối là hai tác phẩm độc đáo chạm lộng rồng nổi, thếp vàng trên toàn bề mặt, chữ thì đặt nổi trên hình. Hai bức cửa võng ở hậu cung, viền chạm trổ đôi rồng chầu mặt nguyệt; trong chạm “mai-điểu” với bố cục lạ mắt mà hài hòa.
Trong số những hiện vật, đồ thờ bằng đồng, đặc sắc là quả chuông lớn, điểm chuông sớm tinh mơ thì tiếng ngân vang tới ngoại thành.

5.Đền Trần
Đền Trần (陳廟 – Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 – cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 – Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN