Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Nghệ An

0
2831
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Nghệ An.

1.Chùa Đại Tuệ  
Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên động Thăng Thiên thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyên Nam Đàn, Nghệ An, ở độ cao 450m so với mực nước biển. Chùa nằm trên khuôn viên khoảng 6000m2 trong một không gian tĩnh lặng, cảnh vật thơ mộng, hữu tình. Đứng trên đỉnh Thăng Thiên ta nhìn thấy dòng Lam giang uốn lượn, phóng tầm mắt say ngắm toàn cảnh Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên, Vinh, Nghi Lộc và Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Mê ở biển Đông. Đứng ở sân chùa ta nhìn thấy vùng đất rộng lớn từ Đức Thọ, Hồng Linh, Nghi Xuân và ta sẽ được nhìn rõ hơn dãy Hồng Lĩnh, dãy Thiên Nhẫn.

Chùa được thiết kế dựa trên tư tưởng Tam thân Phật, với ý nghĩa Chùa Hạ đại diện cho Ứng thân Phật, chùa Trung đại diện cho Báo thân Phật và Chùa Thượng đại diện cho Pháp thân Phật.


2.Chùa Gám  
Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này. Chùa hình thành ở giai đoạn nào, xây dựng ra sao, quy mô như thế nào, hiện chưa có một nguồn sử liệu ghi rõ. Chỉ biết, trong lịch sử địa chí Nghệ An nói chung, Yên Thành nói riêng, thời đại phong kiến nào cũng có nhắc đến tên chùa.
Tên chùa Gám, vì chùa tọa lạc tại Làng Kẻ Gám xưa (nay thuộc xóm 6, xã Xuân Thành) nên lấy tên làng đặt tên cho chùa. Cũng có truyền thuyết rằng: Yên Thành là huyện chuyên độc canh cây lúa, nên điều kiện canh tác của người dân phần đa lúc đó còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều năm hạn hán lớn, dân làng vào núi Phượng Sơn gần đó để đào củ hoài sơn, hái quả rừng mà ăn. Trong núi có cây thân leo gọi là cây Gắm quả chùm, hình quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay lương thực. Những năm mất mùa, dân làng và các nơi vào núi hái quả Gắm đem về ninh nhừ ăn để qua lúc bần hàn. Những vụ sai quả, nhân dân hái về phơi khô dự trữ như: ngô, khoai, sắn. Để nhớ ơn làng, ơn núi có cây cho quả cứu người lúc đói kém, giáp hạt. Người dân trong vùng đã đặt tên núi, tên làng là làng Gắm, núi Gắm. Nhưng quá trình Hán hoá và phiên âm lệch đi thành Gám. Lại có ý kiến cho rằng: Để tránh tên huý cây thiêng, nên từ Gắm đổi sang Gám, và chùa Gám cũng có tên từ đó.
Chùa Gám (Chí linh tự) là công trình kiến trúc cổ thờ Phật, có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Các mảng điêu khắc và hoa văn hoạ tiết hết sức tinh xảo. Cũng chính các mảng điêu khắc đó đã xác định được từ xa xưa Phật giáo tại chùa Gám theo tông phái Trúc Lâm, một tông phái phát triển rực rỡ dưới các triều đại Lý, Trần. Cuối năm 2010, tỉnh Nghệ An thống nhất chủ trương cho phép UBND huyện Yên thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch văn hoá tâm linh sinh thái Rú Gám ( Đền – chùa Gám). Ngày 28/10/2012, UBND huyện Yên Thành đã tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám. Theo quyết định này, tổng diện tích quy hoạch trên 316 hecta, được chia thành 5 khu chức năng: Khu di tích gốc; Khu tâm linh ; Khu đền Bạch Y; Khu nghĩa trang liệt sỹ; Khu nghỉ dưỡng sinh thái và dịch vụ tổng hợp: Ngày 4/4/2015 đã tổ chức lễ đặt đá xây dựng thiền viện Trúc Lâm Yên Thành và khởi công hạng mục tượng Đại Phật An Quốc, khởi công xây dựng chùa một cột và an vị tôn tượng Bổn sư trong quần thể Thiền viện trúc Lâm Yên Thành.

3.Chùa Cổ Am  
Chùa Cổ Am thuộc xã Diễn Minh – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, được xây dựng vào thời hậu Lê (giữa thế kỷ XV). Ban đầu, chỉ có một am nhỏ để nhân dân đến lễ bái nên được gọi là Sơn Am Tự. Vào cuối thời Hậu Lê, Chùa được nhân dân chuyển xuống chân lèn và đổi tên là Hương Phúc Tự. Tuy nhiên, trong thời gian ấy, làng Diễn Minh gặp nhiều rủi ro về mặt tâm linh không thể lý giải, nên vào đời vua Minh Mạng thứ 11, Chùa được chuyển về vị trí cũ với tên gọi Cổ Am Tự như ngày nay.

4.Chùa Lam Sơn  
Nằm cách Quốc lộ 1A và trung tâm huyện Quỳnh Lưu hơn 5km, tọa lạc ngay tại trung tâm xã Quỳnh Yên, chùa Lam Sơn trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, các vùng lân cận và cả với du khách thập phương.

Chùa Lam Sơn được xây dựng theo kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” do những nghệ nhân từ Ninh Bình thi công. Đây là kiểu kiến trúc chùa chiền cổ phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Chùa gồm các hạng mục nhà thờ Tổ; đại hùng bảo điện (hay còn gọi là Tam bảo); hai bên là lầu chuông và lầu trống; tả hữu hành lang; cổng tam quan và các công trình phụ trợ khác. Công trình này có tổng kinh phí 50 tỷ đồng, nguồn lực từ xã hội hóa. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.

Đặc biệt, các hạng mục của ngôi chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim và gỗ sến nhập khẩu từ châu Phi với tổng khối lượng khoảng 1.200m3. Riêng khu nhà thờ Tổ được làm hoàn toàn bằng gỗ kiền kiền. Trong đó, cột gỗ cao nhất là 7,58m, đường kính tất cả các cột là 55cm.


5.Chùa Cần Linh
Chùa có các hiện vật quý như, pho Tam Thế, Đức Phật Thích Ca sơ sinh cao 2m, nhóm tượng Cửu Long với hoa văn sóng nước, lá đề tinh xảo sinh động ngự tọa trang nghiêm và tỏa hào quang trên tòa Tam Bảo. Năm 2006, chùa có thêm pho tượng Phật bà thiên thủ thiên nhãn bằng đồng đỏ cao 3m, nặng 8 tấn ngự tọa trước chính điện của chùa với thế uy nghi, diện tướng từ hòa, và tâm đại từ bi, cứu nhân độ thế.
Với hệ thống nghệ thuật chạm khắc rồng nghê chầu đến hoa văn tứ linh, tứ quý có giá trị, với hệ thống chuông khánh, bia đá, hoành phi câu đối…có giá trị lớn về ý nghĩa nội dung cũng như tính thẫm mĩ, với những giá trị hiện vật thời bấy giờ, cùng với ý nghĩa và giá trị về tâm linh, là trung tâm Phật giáo của tỉnh, chùa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1992.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN