Top 6 câu hỏi đầy thú vị nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời

0
1161
Vật Phẩm Phong Thủy

Có những điều là sự thật hiển nhiên nhưng sự lí giải đằng sau đó lại là cả một quá trình nghiên cứu không dễ dàng. Sau đây là 6 câu hỏi được đánh giá là ai cũng phải biết câu trả lời, chúng ta hãy cùng thử xem mình có đáp án đúng không nhé?

1. Vì sao chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu vàng?
Như đã tìm hiểu ở trên, một vài bước sóng ngắn của ánh sáng mặt trời (xanh dương hoặc tím) đã bị các phân tử khí hấp thụ và tán xạ ra khỏi chùm ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời tới mắt người. Do đó, các màu còn lại cùng nhau xuất hiện chính là màu vàng.
Trên thực tế, nếu bạn ở ngoài vũ trụ, như các phi hành gia, bạn sẽ thấy mặt trời có màu trắng chứ không phải màu vàng như chúng ta vẫn thấy. Nguyên nhân là bởi trong vũ trụ không có bầu khí quyển để tán xạ ánh sáng mặt trời.

2. Trái Đất bao nhiêu tuổi?
Năm 1654, một học giả tên là John Lightfoot đã tuyên bố rằng trái đất được tạo vào lúc 9 giờ sáng (giờ Lưỡng Hà), ngày 26/10/4004 Trước Công nguyên.
Cuối những năm 1700, nhà khoa học tên Comte de Buffo đã ước tính trái đất khoảng 75.000 năm tuổi sau quá trình thực nghiệm về sự nguội đi của địa cầu,
Năm 1862, nhà vật lý học William Thomson đã tính toán tuổi của Trái Đất vào khoảng 20 đến 400 triệu năm. Đến cuối năm 1897, giá trị ước tính cuối cùng của ông đưa ra là: “Trái Đất có tuổi hơn 20 và nhỏ hơn 40 triệu năm, và có thể nó gần với giá trị 20 hơn 40”.
Sau cuộc cách mạng khoa học và sự phát triển của việc định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, các nhà khoa học có thể xác định được rằng trái đất đã hình thành khoảng 4,54 tỷ năm trước với 1% không chắc chắn.

3. Vì sao lại có cầu vồng?
Khi khoa học chưa phát triển, người ta tin rằng, cầu vồng xuất hiện mang theo những điều kì diệu, bí ẩn. Đối với những người theo đạo Thiên Chúa, họ tin rằng sau trận Đại Hồng Thủy, Chúa đã đặt cầu vồng trên bầu trời và nói với ông Noah rằng “Đây là dấu hiệu của một giao ước mới giữa Thiên Chúa và Trái Đất”. Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng cầu vồng chính là nữ thần Iris.
Trên thực tế, về cơ bản, cầu vồng là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do đó, ở đây, các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính, làm khúc xạ tia sáng mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng.

4. Vì sao bầu trời ban đêm có màu đen?
Năm 1965, khi thuyết Bigbang ra đời, các nhà khoa học mới chứng minh được rằng vũ trụ không phải là vĩnh hằng mà có một điểm bắt đầu trong quá khứ. Đêm đen bởi vì không có đủ ngôi sao để lấp kín bầu trời, trong khi đó số lượng và tuổi thọ của các ngôi sao vốn là hữu hạn; thêm vào đó, như nghiên cứu của nhà thiên văn học Edwin Hubble năm 1929 về hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra bởi các thiên hà và ông phát hiện được rằng, các thiên hà đang ngày một di chuyển ra xa dần so với vị trí lúc đầu của nó. Do đó, ánh sáng càng ngày càng mất nhiều năng lượng để tới được chúng ta, làm cho thiên hà sáng yếu đi, năng lượng sáng trong hình cầu chân trời giảm xuống, độ dày đặc của đêm đen tăng lên.

5. Vì sao nước biển có màu xanh?
Như chúng ta đã biết, ánh sáng mặt trời có 7 gam màu là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trong đó, đỏ và cam là những ánh sáng có bước sóng dài nên khi ánh mặt trời chiếu lên mặt biển, những ánh sáng này có thể dễ dàng xuyên qua mọi vật cản và không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thu. Còn những ánh sáng có bước sóng ngắn như lam, tím thì phần lớn đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại khi gặp sự cản trở của nước biển. Màu xanh mà chúng ta nhìn thấy ở biển chính là phần ánh sáng tán xạ hay bị phản xạ ra đó. Do đó, nơi nào biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ sẽ càng nhiều, cho nên biển càng có màu xanh ngọc bích.

6. Vì sao lá cây có màu đỏ, vàng?
Thông thường, cứ hễ là thực vật thì sẽ có màu xanh. Nhưng vẫn có một số loại lá cây có màu đỏ và vàng. Tại sao vậy? Thực ra, trong lá cây không chỉ có duy nhất một loại sắc tố là diệp lục. Trong lục lạp của nhiều loài thực vật còn có cả Carotene (C40H36) có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh dương và xanh ngọc. Vì vậy, ánh sáng phản xạ từ lá trở lại mắt người sẽ có màu vàng và đỏ. Đó là lí do vì sao chúng ta vẫn thấy có lá cây màu đỏ hay vàng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN