Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Đắk Lắk

0
10165
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Đắk Lắk.

1.Chùa Khải Đoan  
Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Toàn bộ ngôi chùa gồm cổng chính (cổng tam quan) hướng về phía Tây Nam, chính điện, điện Quan Âm, nhà hậu tổ.

Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m.
Ðiện Quan Âm xây tách biệt với chính điện và có hình lục giác với sáu cây cột trang trí hình rồng, mây.
Chính điện rộng 320 m² gồm hai phần, phần trước ảnh hưởng kiến trúc theo kiểu nhà dài của người Ê Đê nhưng cột kèo lại theo lối nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng đặt chính giữa chính điện. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng nặng 380 kg đúc năm 1954.

2.Chùa Phổ Minh  
Chùa Phổ Minh là một ngôi chùa được xem là ngôi chùa lớn thứ 2 ở thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa tọa lạc tại số 68 đường Nguyễn Cư Trinh, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 1 km về phía đông nam.

Kiến trúc ngôi chùa khá đặc sắc với khuôn viên được tọa lạc trên một ngọn đồi thoáng mát phong cảnh hữu tình. Chùa hướng về phía Tây Nam và nhìn xuống thung lũng. Và để thể hiện đúng tinh thần của Phật tử xứ Bắc luôn hướng về quê hương nguồn cội, Phật tử chùa đã sử dụng ngôi chùa cũ và khuôn viên đất làm đình để tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và các vị anh hùng dân tộc khác.

Hiện nay Chính Điện đã được mở rộng so với trước và tổng diện tích Chính Điện hoảng 300m2. Các họa tiết hoa văn trang trí được làm theo phong cách Phật giáo thời Lý Trần. Dáng vẻ ngôi chùa uy nghi, mang đậm bản sắc Phật giáo xứ Bắc.


3.Chùa Liên Trì  
Chùa Liên Trì được tọa lạc tại thôn 2, xã Hòa Thuận, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, địa giới từ Km 372 đến Km 376 nằm bên quốc lộ 14 đường đi từ thành phố Ban Mê Thuột về tỉnh Gia Lai.

Chùa có cấu trúc kiểu Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hài hòa. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp …
Toàn bộ ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, bảo điện Quan Âm, chánh điện, nhà thờ tổ.
Cổng tam quan với 3 vòm cửa, hai bên được cột cổng chính và cổng phụ có 4 dòng câu đối chữ Hán.
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa rộng lớn, có các tượng phật, chư vị thánh thần, có hồ nước nhỏ ngay bên phải khi bước từ ngoài vào chùa.
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là Chánh điện rộng 1.048 m2 xây dựng kiên cố – Bảo điện Quan Âm được xây dựng hình lục giác với 6 cây cột được trang trí rồng mây quấn quanh. Để đi được đến đây phải đi lên hơn 210 bậc thang. Ở nhà bái đường một số tượng quan bảo vệ cho chùa, ở đây được đặt trống và chuông hai bên cánh nhà. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây.
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nơi đây thờ cúng tổ tiên, các vị trù trị của chùa qua nhiều đời và chư linh hương.

4.Chùa Hoa Nghiêm  
Chùa Hoa Nghiêm – Lâm Đồng nằm ở lưng chừng cao nguyên Di Linh, cách TP Bảo Lộc 14 km về phía tây bắc, hồ Bảo Lâm thơ mộng nằm nép mình bên thị trấn Lộc Thắng rồi quanh co tưới tắm cho những rẫy trà, cà phê xanh tươi bạt ngàn.

Theo con đường Nguyễn Văn Cừ về huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), ra khỏi nội ô TP Bảo Lộc mênh mang những sườn đồi uốn lượn, phủ rợp màu xanh các loài cây công nghiệp. Chạm chân tới thị trấn Lộc Thắng là thấy hồ Bảo Lâm xanh mát hiện ra trước mắt.


5.Chùa Bửu Thắng
Chùa được hình thành từ lòng khát ngưỡng Giáo Pháp và đời sống tâm linh thiết tha của 7 gia đình Phật tử qui tụ về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió này từ mọi miền của đất nước. Thời ấy khó khăn về mọi mặt và nhất là Chùa lại nằm giữa lòng Tôn Giáo bạn, một địa bàn chiếm hơn 99% Thiên Chúa giáo. Vì lòng mộ đạo cao, mong muốn được phụng trì Tam Bảo mà các đạo hữu lão thành đã cùng nhau khai mở, vận động sự hỗ trợ của Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh và sự đồng ý của chính quyền cho phép khuôn hội được hoạt động chính thức.
Đến 2001 dưới sự cho phép của GHPGVN Tỉnh ĐắLắk và chính quyền địa phương đã Bổ nhiệm trụ trì cho Sư cô Thích Nữ Huệ Hướng về và tiếp quản cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên do sự bào mòn, dũa mỏng của thời gian ngôi Chùa đã xuống cấp trầm trọng. Ngày 19/02 Bính Tuất (18/03/2006) lễ đặt viên đá đại trùng tu lại Đại Hùng Bảo Điện dưới sự chứng minh của quý Ngài từ Trung Ương, sự hiện diện của cố Hòa Thượng Thiện Nhơn, cố Hòa Thượng Thích Giác Dũng, Thượng Tọa Thích Châu Quang, Quý Hòa Thượng tại các Tịnh Xá cùng chư Tăng Ni Phật Tử trong và ngoài Tỉnh cũng về cầu nguyện cho buổi lễ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN